Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VÀ TINH THẦN NHÂN ĐẠO CỦA NGUYỄN TRÃI QUA TÁC PHẨM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO CỦA ÔNG


A. DẪN NHẬP
Nói đến tinh thần yêu nước thì mỗi dân tộc ai cũng có. Nhưng nói đến cái dũng mãnh và mưu trí thì dân tộc ta vượt trội hoàn toàn. Thể hiện rõ trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần, cuộc kháng chiến của Nghĩa quân Lam Sơn chống giắc Ngô, Trận Điện Biên Phủ của thời Cách mạng tháng Tám, một dân tộc nhỏ về số lượng dân số và diện tích đất đai – nhưng to tinh thần dân tộc và mưu dũng. Cái tinh thần đó được ghi chép lại ở nên văn học Việt Nam chúng ta. Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là ánh “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào. Nó luôn thôi thúc bao thế hệ tìm tòi và nghiên cứu về nó, đối với người viết cũng rất sai mê và tự hào về những án văn bất hủ này.
"Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải kí hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình. Nguyễn Trãi (1380-1442) là một anh hùng dân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam.
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có ‎ Ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô-một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm.
            “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam.
Ngày nay, với xu thế phát triển của thế giới vượt bậc, trước mọi kẻ thù lâm le. Cuộc chiến hiện nay không bằng gươm giáo nữa, mà là chính trị và kinh tế. Vậy mỗi người  con dân đất Việt phải có tinh thần như thế nào, và phải làm gì cho đất nước chúng ta. Làm gì để không hổ thẹn khi đọc những án văn bất hủ, mà đầy tính yêu nước thương dân, tự hào nền văn hiến dân tộc, tinh thân nhân đạo nói chung và của trái tim mỗi người. Người viết cũng rất háo hức với tinh thần chung đó và nhân đây xin trình bày những điều tâm đắc của người viết khi đọc qua tác phẩm này.
B. NỘI DUNG
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MINH
1.1 TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC
Năm Đinh Hợi(1407), ngay sau khi đập tan hoàn toàn lực lượng kháng chiến của nhà Hồ, quân Minh liền thiết lập một hệ thống chính quyền đô hộ trên đất nước ta. Thời thuộc Minh(1407 – 1427) là thời của hai dòng lịch sử cùng đồng thời tồn nhưng lại khác nhau hoàn toàn về chất.
Dòng thứ nhất là dòng áp đặt, dòn phản ánh ý chí thống trị của quân minh cướp nước. Quân Minh đã kết hợp giữa đàn áp với mua chuộc và giữa nô dịch với đồng hóa, khiến cho xã hội đương thời phải chiu trăm bề cực nhọc, đúng như Nguyễn Trãi đã viết:
“thui dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô Đại Cáo)
Dòng thứ hai là dòng quật khởi, dòng phải ánh ý chí kiên cường và bất khuất của nhân dân ta. Bấy giờ, hàng loạt những cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ và nhiều phong trào đấu tranh khác nhau đã liên tiếp bùng nổ: đó là khởi nghĩa Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng ( 1407 – 1413); khởi nghĩa Phạm Ngọc( 1419 – 1420); Khởi nghĩa Lê Ngã(1419 – 1420) và phong trào Áo đỏ(1407 – 1427) … tuy nhiên, lớn nhất và cuối cùng đã giành được thắng lợi trọn ven và vang dội nhất vẫn là khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo(1418 – 1427).
1.2  LÊ LỢI PHẤT CỜ KHỞI NGHĨA
Sau 3 lần chiến thắng quân Nguyên đầu thế kỷ thứ 13, nước Đại Việt vẹn toàn. Quốc đô an bình được hơn 120 năm. Đến giữa thế kỷ 15, năm 1400 khi nhà Hồ thay nhà Trần trị vì đất nước, lo toan chuẩn bị chống âm mưu xâm lược của nhà Minh (Trung Hoa). Cuối năm 1406, Trương Phụ cầm đầu 20 vạn quân nhà Minh xâm lược nước ta, lần lượt chiếm đóng hết các địa phương cho đến tận Nghệ An, biến Quốc đô thành chiến địa lần thứ 5 (lúc này gọi là Đông Đô). Hồ Quý Ly ra sau hai năm chống giặc ngoại xâm đã bị thất bại.
Quân Minh chiếm đóng cai trị nước ta với chính sách cực kỳ tàn bạo. Bị áp bức nặng nề, nhân dân ta nổi dậy khắp nơi, liên tiếp chống lại giặc Minh. Mùa xuân năm Bính Tuất (7-2-1418) Lê Lợi – Nguyễn Trãi tụ nghĩa ở Lam Sơn tụ được nhiều nhân tài, hào kiệt tham gia cùng nhân dân ủng hộ. Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu đã dấy lên cuộc kháng chiến chống quân Minh suốt 10 năm.
Từ năm 1418 đến năm 1422, quân Minh liên tiếp mở các cuộc tấn công vây quét thành những chiến dịch mấy vạn quân, kéo dài 2, 3 tháng để tìm diệt nghĩa quân, dập tắt phong trào kháng chiến. Quân ta đã một lòng vượt qua muôn vàn khó khăn, anh dũng chiến đấu “lấy ít địch nhiều, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, thu phục được lòng người, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân tiếp tục bùng phát chống quân Minh.
Với kế sách của Nguyễn Trãi, cùng chiến thuật quân sự tài tình của Lê Lợi nghĩa quân càng đánh càng mạnh, phát triển và bảo tồn được lực lượng, trưởng thành, thắng nhiều trận lớn, duy trì được cuộc kháng chiến cứu nước trong suốt 10 năm ròng rã “nếm mật, nằm gai”.
Đến tháng 9-1424, khi quân Minh ngược dòng sông Lam mở các cuộc hành quân tìm diệt lực lượng, đánh phá căn cứ ta Lê Lợi – Nguyễn Trãi đã tập trung tướng lĩnh, nghĩa quân phục kích đánh thắng nhiều trận lớn “thuyền giặc đắm ngang dòng, xác địch nối lấp sông, khí giới thu chất đầy khe núi”. Thừa thắng quân ta tiến đến bao vây thành Nghệ An, đồng thời đánh chiếm các châu, huyện, phủ xung quanh. Có nơi 8.000 quân địch xin hàng theo nghĩa quân chống giặc Minh. Chỉ sau 3 tháng ta giải phóng hầu hết tỉnh Nghệ An, cô lập hai thành Diễn Châu và Nghệ An… từ tháng 9-1426, Lê Lợi – Nguyễn Trãi quyết định chuyển quân ra Bắc Hà. Quân ta đã đánh thắng nhiều trận lớn, trong đó có trận Tốt Động – Chúc Động (Chương Mỹ – Hà Tây) tiêu diệt 5 vạn tên – một trận thắng nổi tiếng.
Sau những thất bại nặng nề liên tiếp, địch phải co lại cố thủ để xin tăng viện từ chính quốc. Vương Thông dao động, “trá hàng” chờ viện binh. Ngày 18-10-1427, Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân hướng chủ yếu vào Lạng Sơn. Mộc Thạch chỉ huy 5 vạn vào hướng Hà Giang để giải cứu cho Vương Thông trong kinh thành Đông Đô. Ta chủ động vây thành diệt viện binh “Viện binh bị tiêu diệt thì thành phải hàng – Đánh một mà được hai” theo kế sách của Nguyễn Trãi.
Quyết chiến điểm mai phục trận diệt viện binh trên hướng Lạng Sơn xuống là ải Chi Lăng với 4 vạn quân cơ động phục kích. Liễu Thăng hùng hổ dẫn đầu 1 vạn quân vào Đông Đô vào ngày 20-10-1427. Đúng vào kế mai phục của ta, cả vạn quân địch “tiên phong” này bị tiêu diệt và tan rã hoàn toàn. Liễu Thăng bị Trần Lựu của ta chém đầu tại trận bên sườn núi Mã Yên. Tiếp theo, trong gần một tháng sau ta tiêu diệt, đánh tan tác 7 vạn tên, bắt sống 3 vạn tên. Phía Hà Giang 5 vạn quân của Mộc Thạch bị tiêu hao phải tháo lui qua biên giới với các trận bám đánh của địa phương quân ta. Viện binh cả hai hướng đều bị tiêu diệt và tháo chạy, Vương Thông hoàn toàn bị cô lập mất hết nhuệ khí, hy vọng vào viện binh từ chính quốc tan tành, nên y đã xin Lê Lợi cho đầu hàng.
Ngày 16-12-1427, Nguyễn Trãi đã tổ chức “Hội thề Đông Quan” (phía Nam Hoàng Thành) để Vương Thông đọc lời thề cam kết xin rút hết quân về nước và không bao giờ xâm phạm Đại Việt nữa. Cuối năm đó Lê Lợi đã cấp thuyền, ngựa, lương thực cho 86.000 quân sĩ Vương Thông triệt thoái an toàn khỏi nước ta. Đồng thời gửi sang vua nhà Minh mũ mão, xiên giáp, ấn tín của Liễu Thăng và nhiều tên tướng khác cùng với danh sách 27.000 tên tù binh.
Sau 10 năm kháng chiến thắng lợi (1418-1428), vào ngày 15-4-1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế tại điện Kính Thiên trong Hoàng Thành, giữ quốc hiệu là Đại Việt, quốc đô là Đông Đô
2. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
          Nguyễn Trãi là người toàn đức, toàn tài và cũng là tác gia vĩ đại trong lịch sử văn học dân tộc thời trung đại. điều này thể hiện rõ trong sự nghiệp cứu nước của ông.
2.1 TÁC GIẢ
Nguyễn Trãi, tên thật là Ức Trai, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Sau di cư về làng Ngọc Hồi, ngày nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây. Nguyễn Trãi là con đầu của Nguyễn Ứng Long( sau đổi là Nguyễn  Phi Khanh) và là cháu ngoại quan tư đồ Trần Nguyên Đán, nhà thơ xuất sắc cuối triều trần.
Lúc còn trẻ, Nguyễn Ứng Long nổi tiếng là hay chữ, nên được Trần Nguyên Đán dời về nhà dạy học cho các con gái. Sau một thời gian, ông đã yêu Trần Thị Thái, con gái đàu của quan tư đồ Trần Nguyên Đán, rồi được quan tư đồ vui lòng cho ông và cô Thái kết hôn và sau đó hạ sinh Nguyễn Trãi.
Năm 1374, Nguyễn Ứng Long thi đậu tiến sĩ nhưng vì là bân nhân mà dám lấy con gái quý tộc, nên không được làm quan mà chỉ giữ chứ quan nhỏ. Về sau ông ngoại về hưu thì đem Nguyễn Trãi theo, chẳng bao lâu thì mẹ mất, rồi năm 1390 ông ngoại cũng qua đời, Nguyễn Trãi trở về lại với cha ở Nhị Khê. Tại đây ông được cha dạy dỗ. Năm 1400 Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần rồi tổ chức khoa thi, Nguyễn Trãi thi đỗ thái học sinh, liền sau đó được trao chức Ngự Sử đài chánh trưởng. Nguyễn Ứng Long đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, cùng ra làm qua với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, cha con Hồ Quý Ly bị bắt đưa về Trung Quốc. Nhiều bề tôi nhà Hồ cũng bị bắt hoặc buộc phải ra hàng, trong đó có Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi muốn trọn đạo hiếu, bèn đi theo cha, nhưng Khanh dạy: “tìm cách rữa nhục cho nước, trả thù cho cha thì mới đại hiếu”. Y theo lời cha, tuy bị giặc dùng mọi cách để dụ dỗ hoặc chiêu hàng nhưng ông một mực từ chối và đã bị giặc giam lõng ở Đông Quan. Khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa thì Nguyễn Trãi đã có mặt rất sớm trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn này. Ông dâng cho Lê Lợi bản Bình Ngô sách(sách lược đánh giặc Ngô), trong đó ông vạch ra phương án cơ bản muốn thắng giặc Ngô là phải “không nói đén việc đánh thành mà nói đến việc đánh vào lòng người”(Ngô Thế Vinh). Tư tưởng này là một trong những nhân tố quyết định việc thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn
Trong thời gian kháng chiến, Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi trù hoạch quân mưu, góp phần xây dựng chính quyền độc lập với chính quyền xâm lược, và cũng giúp Lê Lợi soạn thảo những thư từ giao thiệp với quân Minh.
Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn vây thành Đông Quan, tại đây ông được phong chức Thượng thư bộ lại kiêm Hành khu mật viện sự. Đên năm 1482, cuộc kháng chiến thắng lợi, đất nước độc lập, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô Đại Cáo nổi tiếng đến giờ và nó được xem bản hùng văn tuyên ngôn độc lập nước ta lần thứ hai.
Khi đất nước hòa bình, luận công khen thưởng Nguyễn Trãi được ban họ vua, được ban chức Quan Phục hầu vẫn giữ chứ Triều liệt đại phu. Ông cũng đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước vừa được giải phóng, thay vua viết nhiều chiếu, chế ban bố cho thần dân.
2.2 TÁC PHẨM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
Mở đầu bài cáo, tác giả nêu lên một tư tưởng lớn làm nguyên lí cho toàn bài.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Đó là tư tưởng nhân nghĩa, nhưng không phải nhân nghĩa chung chung, mà gắn với mục đích “yên dân”, “trừ bạo”, mang nội dung yêu nước, thương dân. Nó đã được chứng minh bằng sự tồn tại của nước Đại Việt ta như một chân lí lịch sử:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên;
Mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Có đủ tất cả các yếu tố của một quốc gia độc lập tự chủ : quốc hiệu (tên nước), văn hiến, lãnh thổ, phong tục, con người và đặc biệt là “nền độc lập” đã được xây dựng từ bao đời.Những lời văn mạnh mẽ, dứt khoát, có ý khẳng định chắc chắn, NgTrãi đã khẳng định một cách hùng hồn chủ quyền dân tộc.NgTrãi nêu bật lịch sử các triều đại bằng phép liệt kê, song hành, đã khẳng định lịch sử dài lâu của đất nước, đồng thời khẳng định tư thế độc lập ngang hàng của ĐViệt với các triều đại phong kiến phương Bắc. Nó còn như khẳng định về hậu quả thất bại tất yếu của kẻ thù khi chúng xâm phạm đến độc lập chủ quyền của dân tộc ta:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Nguyễn Trãi đã cho ta thấy những chiến công oanh liệt của dtộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giữ gìn tự do của Tổ quốc.Cách nêu dẫn chứng rõ ràng cụ thể bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào dtộc.
Nói về nước Đại Việt ta, cảm hứng của tác giả tràn đầy niềm tự hào dân tộc. Câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng tạo nên giọng điệu trang nghiêm, khẳng định khi nói về quốc gia độc lập, tự chủ: và đặc biệt nghệ thuật so sánh lại càng tôn cao và khẳng định thêm điều đó: Nguyễn Trãi đã đặt các triều đại Triệu, Đinh, Lí, TRần của VN ngang hàng với các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên của Trung Quốc. Không có một niềm tự hào dân tộc mãnh liệt thì cũng khống thể có một sự so sánh như vậy.
Đoạn 2 là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác của quân xâm lược nhà Minh.Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc mInh đã thừa cơ vào cướp nước ta:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa
…….
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Tác giả khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động tội ác man rợ của chúng. Nào là tàn sát, giết hại nhân dân kể cả các em nhỏ cũng không tha: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn- Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”.Rồi chúng lại bóc lột dân ta bằng thuế khoá nặng nề, ra sức vơ vét tài nguyên đất nước, đẩy người dân đến chỗ đường cùng, thậm chí tính mạng không được đảm bảo: Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Còn dã man, tàn bạo đến mức:
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Hậu quả bọn chúng để lại thật là tàn khốc: gia đình tan nát, vợ mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực. Để nêu rõ tội ác của quân xâm lược, tác giả đã dụng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc.Lúc thì tỏ ra căm phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì lại thể hiện sự xót xa, đau đớn cho nhân dân ta.
Ở phần đầu bản cáo trạng là một hình ảnh đầy ấn tượng: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn- Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”, để rồi két thúc bằng một hình ảnh có giá trị tổng kết cao: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội- Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi”. Và cuối cùng là lời phán quyết nghiêm khắc, đanh thép của nhân dân ta về tội ác của chúng:
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được?
Năm 1406 quân Minh xâm lược nước ta. Ách đô hộ của giặc Minh đè nặng lên các tầng lớp nhân dân ta. Năm 1416, ở đất Lam Sơn- Thanh Hoá, Lê Lợi và 18 người cùng chí hướng đã làm lễ ăn thề ở Lũng Nhai, nguyện sống chết cùng nhau đuổi giặc cứu nước. Nguyễn Trãi- một tài năng xuất chúng, nổi bậc lên trong hàng ngũ tướng lĩnh nghĩa quân Lam Sơn. Ông đã góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Trong niềm hân hoan của cả dân tộc, tháng 2 năm 1428 Bình Định Vương Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết “ Bình Ngô đại cáo” tuyên bố cuộc đấu tranh chính nghĩa đã thắng lợi.
“Bình Ngô đại cáo” thắm đậm tư tưởng nhân nghĩa, là cội nguồn sức mạnh của cuộc kháng chiến.
Nhân nghĩa là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định là “cốt để yên dân”, là bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong môi trường hoà bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào cảnh chết chóc ,đau thương.
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trứơc lo trừ bạo”
Nhân nghĩa là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc dân tộc. Nhân nghĩa ở đây không phải là lòng thương người một cách chung chung, mà nhân nghĩa là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước,cứu dân. Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”.
Nhân nghĩa gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc: “ Nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã riêng. Phong tục Bắc Nam cũng khác” là niềm tự hào dân tộc "…hào kiệt đời nào cũng có”, là truyền thống yêu chính trực, ghét gian tà, căm thù sâu sắc bọn giặc cướp nước, bán nước:
“Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây vạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”
Nhân nghĩa còn là sự chia sẻ, cảm thông với nổi khổ của người dân mất nước:
“Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nổi rừng sâu nước độc…. Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng”
Nhân nghĩa là cội nguồn của cuộc sống. Có nhân nghĩa thì thành công , không nhân nghĩa thì thất bại. Bọn giặc Minh xâm lược đã:
“Dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh, kết oán trãi hai mươi năm
Bại nhân nghĩa, nát cả đất trời”
Họ không có nhân nghĩa vì vậy cho nên phải chịu cảnh “ thây chết đầy đường” “máu trôi đỏ nước” “ nhơ để ngàn năm”
Nhân nghĩa làm nên sức mạnh, vì nhân nghĩa quân ta đã:
“Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông”
Quân ta chiến thắng vì đã:
“Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo”
Nhân nghĩa còn là tinh thần yêu chuộng hoà bình, công lý, tình nhân loại , là sự hiếu sinh, hiếu hoà, sự độ lượng bao dung thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc ta, đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù khi chúng đã bị bại vong: “Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng. Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.Vương Thông , Mã Anh phát cho vài nghìn cổ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.” Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng. Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”
Cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra lâu dài với muôn vàn khó khăn gian khổ nhưng thể hiện tinh thần quật khởi của một dân tộc anh hùng.
Tư tưởng nhân nghĩa trong “ Bình Ngô đại cáo ” thể hiện tinh thần nhân bản và giá trị nhân văn sâu sắc, là kim chỉ nam cho đường lối chính trị và quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng đó đã giúp cho Lê Lợi giương cao ngọn cờ chính nghĩa, hiệu triệu quần chúng tham gia đánh đuổi giặc Minh. Nó biến thành sức mạnh to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
       - Tư tưởng nhân nghĩa:
             Việc nhân dân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Đập lại luận điệu của quân Minh
Quá trình cuộc kháng chiến :
Đường lối chiến lược, chiến thuật ở đây bao trùm từ đường lối cứu nước đến phép dùng binh đánh trận.
“ Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh
Ngẫm trước đến nay lẽ hươngphế đắn đo càng kĩ”
Suy nghiệm về lẽ hưng phế của các triều đại ở nước ta từ thế kỉ thứ X đến bây giờ để rút ra những kinh nghiệm : muốn chiến thắng kẻ thù phải biết dự vào toàn dân, nhân dân lao động. Đó chính là cái gốc để cho triều đại được bền vững lâu dài. Cái đường lối chiến lược, chiến thuật đó được thể hiện khá cụ thể :
“ Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh
Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều”
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến:
Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu nhân lực, thiếu người tài giỏi, thiếu lương thực, nhiều khi bị quân Minh Đánh cho tan tác.
“ Tuấn kiệt như sao buổi sớm
................................................
Khi Khôi Huyện quân không một đội”
Giai đoạn sau của cuộc kháng chiến :
Tuy gặp khó khăn, thất bại lúc ban đầu nhưng nhờ có tinh thần quyết tâm chiến đấu, “ Gắng chí khắc phục giang nan”, được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tướng sĩ trên dưới một lòng, có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn nên nghĩa quân Lam Sơn càng đánh càng chiến thắngvang dội, không có sức mạnh nào có thể ngăn được sức tiến công vang dội như vũ bão của nghĩa quân:
“Đánh một trận, sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
Nỗi gió to quét sách lá khô
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ”
Chỉ trong vòng mười ngày mà nghĩa binh đã làm nên những kì tích anh hùng chưa từng có:
“ Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm nhăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẩn”.
Cái hào khí ngất trời của Nguyễn Trãi còn thể hiện qua việc ông miêu tả sự thất bại thảm hại của quân Minh bằng cách dùng hình ảnh, từ ngữ sinh động, cụ thể đầy gợi tả như : “ Nghe hỏi mà thất vía”, “ Nín thở cầu thoát thân”, “ bêu đầu”, “ bỏ mạng”, “ Liễu Thăng cụt đầu”, “đại bại tử vong”. “ cùng kế tự vẩn”, “ lê gối vâng tờ tại tội”, “ trói tay để tự xin hàng” ....nhất là đã gọi vua nhà Thanh là “ thằng nhải con Tuyên Đức”. Chưa bao giờ cái hào khí dân tộc lại dâng cao như lúc này.
Trong phần này, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi lại được khắc sâu thêm một lần nữa. Ông đặt quyền lợi của nhân dân, đất nước lên trên hết nên đã tha chết cho kẻ thù khi chúng bị thất bại, còn cấp thuyền cấp ngựa cho chúng về nước:
“ Thần Vũ chẳng giết hạ, thể lòngtrời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền
Ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cổ ngựa
Về đến nước mà vẫn tim đập, chân run
Họ đã tham sống, sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”.
Phần kết thúc.
Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi tuyên bố kết thúc cuộc kháng chiến:
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Kiền khôn bỉ mà lại thái
Nhật nguyệt hối mà lại minh.
Đồng thời Nguyễn Trãi đã khẳng định quyền đôc lập, tự chủ lâu dài của đất nước:
Muôn thuở nền thái bình vững chắc.
Lịch sử sang trang, đất nước bước vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của hoà bình độc lập tự do :
“ Một cổ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn”
3. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG
3.1 TINH THẦN YÊU NƯỚC
Bình Ngô đại cáo cũng phát biểu chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Trãi và thể hiện một tài năng tuyệt vời về nghệ thuật viết hung văn của tác giả. Tình cảm thương dân, tinh thần trọng dân, ý chí vì dân là nội dung quán xuyến trong thơ văn Nguyễn Trãi, là mệnh đề nổi bật trong chủ nghĩa yêu nước Nguyễn Trãi. Nhận thức ve người dân của ông là một nhận thức sâu sắc và nảy sinh từ thức tiễn. khi nêu cao vị trí và vai trò người dân. Nguyễn Trãi đã phản ảnh thực tế của lịch sử cũng như yêu cầu lịch sử. nói đến nước là nói đến dân, hơn nữa trước hết là nói đến dân, nhân dân lại cần phải có nước. Quan niệm của Nguyễn Trãi về một đất nước, cần nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của truyền thống văn hóa lâu đời mà ông đưa vào bài cáo:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.”
Lời tuyên bố, nói lên nước Việt ta có một nền văn hiến độc lập và đất nước bờ cõi phân chia rõ ràng. Không phải như sự đầu độc tư tưởng của phương Bắc cho rằng nước ta là do chúng dựng nên và nền văn hóa cũng như thế. Điều này thật là phi lý. Bởi phong tục bắc nam đã cũng khác, thể hiện lên nước ta vốn dĩ đã được hình thành và phát triển tự thân, trãi qua bao thăng trầm lịch sử mà vẫn thích nghi và giữ gìn được bản sắc của mình. Thế nên sao gọi là phương Bắc truyền dạy nên văn minh. Vấn đề này đã thể hiện rõ tính dân tộc và tinh thần yêu quê hương đất nước sâu sắc, bắt buộc phải giữ gìn không một ngoại bang nào có thể xâm phạm.
Đây là một văn bản chính thức của nhà nước, thì chính là để khẳng định tính độc lập của nền văn hóa dân tộc, chính là để tự hào về nền văn hóa dân tộc. Bình Ngô đại cáo chính là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Bài cáo đã thể hiện nổi bật lòng yêu nước thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc hào khí ngất trời của Nguyễn Trãi trước những chiến thắng oanh liệt trong cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại của thời đại ông và của cả dân tộc.
3.2 SỰ NHẬN THỨC CỦA NGUYỄN TRÃI VỚI DÂN
          Tinh thần chủ đạo, lấy dân làm gốc, nhận thức được nền tảng chiến thắng chính yếu là nhờ vào lòng dân, nhờ vào ý chí một lòng của dân. Nguyễn Trãi đã nhận thức được vấn đề này, cùng với lòng nhân đạo và tinh thần yêu nước nồng nàn, ông khẳng định:
“Việc nhân dân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Thấy lũ quân ác bá cướp nước chúng chẳng phải là nhân nghĩa gì cả. Chỉ toàn là cướp bóc một cách tàng bạo: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn- Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”. Chí câm hờn và tức tối của Nguyễn Trãi càng nung nấu sôi sục hơn bởi lũ ngoại ban vơ vét tài nguyên đất nước, bắt đóng thuế khóa nặng nề, bắt dân ta làm chuyện nguy hiễm đến tính mạng, coi mạng sống dân ta thật khác nào nô lệ cỏ cây: Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Còn dã man, tàn bạo đến mức:
“Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.”
          Thấy vậy ai mà không thương tâm cho tình cảnh đất nước đang bị dầy xéo, dân ta đang bị áp bức bóc lột một cách dã man. Thấy vậy ai mà không câm phẩn bọn giặc Ngô. Tình cảm thương dân, đau cùng nỗi đau của dân, tận mắt chứng kiến: gia đình tan nát, vợ mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực, thật đau lòng. Và cũng chính lòng yêu nước này, thương dân này, mọi người con dân đất Việt ai cũng có. Cho nên, dù rằng là tình cảm và lòng nhiệt quyết của Nguyễn Trãi với đất nước, với nhân dân, nhưng cũng đồng thời Ông đã quật dậy ý chí kiêng cường bất khuất của toàn dân, quật dậy tình cảm yêu cuộc sống thanh bình, yêu gia đình quê hương đất nước của mọi người. Từ đó mà trên dưới một lòng chống ngoại bang. Đây cũng khẳng định tinh thần đoàn kết toàn dân của Nguyễn Trãi, mà cũng đề cao vai trò chiến thắng là ở toàn dân và luôn đặt lợi ích của dân lên trước nhất. Chính vì chính nghĩa này nên cuộc chiến thắng lợi.
3.3 TINH THẦN NHÂN ĐẠO CỦA NHÂN DÂN TA
Lý tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta là điểm cốt lõi đã được Nguyễn Trãi khẳng định một cách mạnh mẽ ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm :
“Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân”
Nhân nghĩa trước hết và hơn đâu hết được thể hiện ở mục tiêu an dân. Đem lại cuộc sống ấm no, yên ổn cho dân vốn là tư tưởng cả đời Nguyễn Trãi theo đuổi. Trong thơ văn của mình, ông không ít lần nhắc đến điều đó :
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng.
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Cũng luôn cánh cánh “làm cho khắp thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu”. Điều quan trọng là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí, một lý tưởng. Mặt khác, ngay ở những câu đầu tiên Nguyễn Trãi không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn ông đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Đó là trừ bạo, an dân. Muốn theo đuổi và thi hành tư tưởng nhân nghĩa không có cách nào hơn là hướng tới cuộc sống nhân dân.
Vấn đề cốt lõi đó của tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở cả hai mặt thống nhất : quan tâm đến sự yên ổn, no ấm cho dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của nhân dân, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo ngược. Kẻ thù của nhân dân ở đây được Nguyễn Trãi xác định cụ thể là kẻ thù xâm lược, là bọn “cuồng Minh” giày xéo lên cuộc sống nhân dân gây ra bao tai hoạ, đến mức:
Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội.
Nhơ bẩn thay thay nước Đông Hải khôn rửa sạch mùi
Đây là một nét mới mà Nguyễn Trãi chỉ ra trong tư tưởng nhân nghĩa dựa trên cơ sở thực tiễn lịch sử dân tộc. Nội dung này không thấy trong tư tưởng, triết lý nhân nghĩa của đạo lý Khổng - Mạnh. Ngay trong nét nghĩa mới này vẫn thể hiện sự nhất quán với truyền thống nhân nghĩa đã xác định ở đầu tác phẩm.
Nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng thương dân, chăm lo cho nhân dân. Cao hơn thế, trong quan hệ với kẻ thù xâm lược, tư tưởng ấy vẫn thể hiện một cách sáng ngời: chúng ta đánh giặc bằng mưu kế và đánh vào lòng người: “mưu phạt, tâm công”. Với tư cách là vị quân sư lỗi lạc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã không ít lần dùng những áng văn chính luận “có sức mạnh hơn 10 vạn binh” của mình để công phạt, khuất phục kẻ thù khiến cho bọn chúng “chẳng đánh mà chịu khuất”. Không những thế, khi bọn chúng đã khuất phục, đã đầu hàng nhân dân ta luôn mở cho chúng con đường sống:
Thần vũ chẳng giết hại,
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Cấp cho phương tiện trở về:
Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền...
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa...
Dùng nhân nghĩa để đối xử với kẻ bại trận, xoa dịu hận thù để không gây hậu họa về sau cũng chính là đại nghĩa với nhân dân vậy. Bởi lẽ, như bài cáo đã khẳng định "Họ đã ham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng. Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức".
Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài cáo vừa toàn diện, vừa cụ thể ; vừa chỉ ra điểm cốt lõi, cơ bản vừa bổ sung những khía cạnh mới mẽ. Bởi thế nó trở thành điểm ngời sáng trong tư tưởng nhân dân, là tiền đề cho mọi hành động. Soi chiếu vào thực tiễn cuộc kháng chiến tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp ấy còn là căn nguyên tạo nên sức mạnh cho nghĩa quân Lam Sơn :
Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo
Với lí tưởng nhân nghĩa ấy, quân dân ta có thể khắc phục và vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể :
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần.
Khi Khôi Huyện quân không một đội
Để rồi từ đó có thể lấy ít địch nhiều, dùng yếu chống mạnh mà làm nên thắng lợi vang dội, giúp cho :
Xã tắc từ đây bền vững
Giang sơn từ đây đổi mới
...Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu
Có thể nói, Nguyễn Trãi đã tổng kết tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta thành một truyền thống, một nguyên lý cao đẹp bằng những lý luận và dẫn chứng đanh thép cùng những hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi tả. Lí tưởng nhân nghĩa ấy sẽ còn mãi trường tồn cùng sự vững bền vĩnh cửu của dân tộc, đất nước.
C. KẾT LUẬN
          Bình Ngô đại cáo là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Trãi. Tác phẩm có giá trị tư tưởng, văn học thể hiện triết lý sống của dân tộc trong mọi hoàn cảnh,trong việc đấu tranh cũng như trong hòa bình độc lập. Một tác phẩm được xem là án thiên cổ hùng văn, vô tiền khoán hậu. Viết cho Lê Lợi thay mặt quốc gia để đọc tuyên cáo về cuộc chiến của dân tộc ta mất nhiều mất mát nhưng điểm cuối cùng tạo nên bản thiên hùng ca kết thúc thắng lợi.
Bình Ngô đại cáo là hiện tượng có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Với ngòi bút của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi - nhân vật toàn tài số một của thời phong kiến - bài cáo không chỉ là sự tuyên bố về thắng lợi của sự nghiệp “Bình Ngô” như mệnh lệnh mà Lê Lợi giao phó. Hơn thế, tác phẩm đã trở thành áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Và điểm cốt lõi mà “Bình Ngô đại cáo” thể hiện ở cả hai tư cách ấy chính là lý tưởng “nhân nghĩa” mà nhân dân ta mãi mãi ngợi ca và hướng tới.
Bình Ngô đại cáo chính là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Bài cáo đã thể hiện nổi bật lòng yêu nước thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc hào khí ngất trời của Nguyễn Trãi trước những chiến thắng oanh liệt trong cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại của thời đại ông và của cả dân tộc.
Chúng ta đều biết, bài Cáo được Nguyễn Trãi viết thay mặt Lê Lợi sau khi giặc Minh thất bại nhục nhã phải rút về nước. Phải chăng đây là một thông điệp cho nhà Minh? Khả năng này hầu như không thể có vì giặc xâm lược đã rút về, nhiệm vụ lịch sử lớn nhất là giành lại độc lập dân tộc với giá hy sinh thấp nhất đã hoàn thành. Với chủ trương hoà hiếu, để nhân dân hai nước nghỉ sức, Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương khoan hồng, cấp lương thực và phương tiện cho chúng về nước.
Là một thông điệp hướng tới nhân dân Ðại Việt, Bình Ngô đại cáo muốn nói những gì với người nước Việt?  Ðức lớn nhất, đó là hiếu sinh, biểu hiện cụ thể nhất qua nhân nghĩa. Hiếu sinh áp dụng cho muôn vật, nhân nghĩa là hiếu sinh áp dụng cho con người. Lê Lợi tích luỹ đủ năng lượng Ðức qua lòng nhân nghĩa, qua đức hiếu sinh được trời, người mến mộ và Ðức đó đã được kiểm chứng thực tế qua cuộc kháng chiến vừa xảy ra. Vì vậy, lên ngôi Thiên tử, thế thiên hành hoá, đại thiên hành hoá là một việc hết sức tự nhiên.
Triết học lịch sử của Nguyễn Trãi thật minh bạch: Nhân nghĩa là đạo người mà cũng là đạo trời. Có nhân nghĩa sẽ được người, trời ủng hộ, sẽ thành công. Bất nhân bất nghĩa sẽ thất bại. Phải chăng còn có một thông điệp ngầm ẩn nào đó gửi gắm cho chính Lê Lợi hay những bậc trị vì của các triều đại sau đó hãy nhớ đến bài học lịch sử quan trọng này?
Nói đến tinh thần yêu đất nước và bảo vệ đất nước rất bao la và rộng lớn, nhưng không phải chỉ một người hoặc một nhóm người nào đó mà làm cho đất nước này giàu đẹp và hòa bình được. Mà cần phải chung tay xây đấp, mỗi người đống góp một công sức, một khía cạnh nào đó bằng cả cái tâm của mình. Để không thẹn với Người dựng nước và Người giữ nước.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

NHỮNG TRIỀU ĐẠI ĐẦU TIÊN CÓ CÔNG XÂY DỰNG VÀ KHẲNG ĐỊNH KỶ NGUYÊN ĐỘC LẬP – THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (905 - 1009)


Chương I: DẪN NHẬP
Chương II: NỘI DUNG
            I. HỌ KHÚC
            1. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC
            2. HỌ KHÚC GIÀNH ĐỘC LẬP VÀ TỰ CHỦ
            3. NHỮNG ĐỐNG GÓP CỦA HỌ KHÚC CHO DÂN TỘC
            4. GÓC NHÌN NHẬN
            II. DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ ĐUỔI QUÂN NAM HÁN
III. NGÔ QUYỀN
1.TRẬN CHIẾN BẠCH ĐẰNG
2. NGÔ VƯƠNG
3. GÓC NHÌN NHẬN
IV. ĐINH BỘ LĨNH
1. DẸP LOẠN MƯỜI HAI XỨ QUÂN
2. TRIỀU ĐÌNH VÀ XÃ HỘI THỜI ĐINH
            3. GÓC NHÌN NHẬN
V. NHÀ TIỀN LÊ
1. VIỆC CHỐNG ĐỞ TRIỀU ĐÌNH CỦA LÊ HOÀN
            a. KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ TRIỀU ĐÌNH NHÀ ĐINH
            b. ĐÁNH TỐNG – DẸP CHIÊM
c. LÊ HOÀN LÊN NGÔI VÀ CHỈ ĐẠO CUỘC CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC.
2. VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC DƯỚI THỜI TIỀN LÊ
3. NHÀ LÊ SUY VONG
4. GÓC NHÌN NHẬN
Chương IV: KẾT LUẬN
Chương I: DẪN NHẬP
            Nhân dân ta là một dân tộc kiêng cường, và đầy tinh thần đoàn kết dân tộc. Luôn bảo vệ nền độc lập tự chủ và cương quyết đấu tranh sinh tồn cho nền Văn hóa Việt mà từ ngàn xưa cha ông đã công lao gầy dựng nên. Thuở xưa, vua Hùng gian lao dựng nước và đấu tranh với thiên nhiên cho sự sinh tồn của dân tộc, qua việc Thánh Giống, Sơn Tinh – Thủy Tinh… Rồi đến An Dương Vương bảo vệ nước. nhưng lại bị quân xâm lăng phương bắc chiếm đoạt, thật đâu khổ cho dân tộc ta dưới ách áp bức của chúng.
Hơn 1000 năm Bắc thuộc với sự cai trị khắc nghiệt, bị bóc lột nặng nề và chính sách đồng hóa thâm độc, người Hán tưởng rằng có thể khuất phục dân tộc ta, nhưng với truyền thống văn hóa dựng nước và giữ nước được tạo dựng từ thời Hùng vương, nhân dân ta đã liên tục đứng lên khởi nghĩa không mệt mõi, điển hình như: Khởi nghĩa hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán (40-43), tại Mê Linh (vùng Ba Vì, Tam Đảo ngày nay). Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248) chống quân Đông Ngô, tại Thanh Hóa. Khởi nghĩa Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân (542-544), chống quân Lương, lập nên triều Lý, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Khởi nghĩa Lý Tự Tiên, Đinh Kiên (năm 687) chống quân Đường, tại vùng núi Giao Châu (miền Bắc Việt Nam). Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722) chống quân Đường; xưng đế, xây thành Vạn An (thuộc Nghệ An ngày nay). Khởi nghĩa Phùng Hưng, tức Bố Cái Đại Vương (767- 791) chống quân Đường, giành lại Đường Lâm, Tống Bình (Hà Nội) thiết lập quyền tự chủ toàn bờ cõi. Khởi nghĩa Dương Thanh (819 – 820) chống quân Đường. Những cuộc đấu tranh này đã xuất phát từ ước vọng, niềm tự hào đất nước của dân tộc Việt chúng ta.
Và Lịch sử đã Khẳng định rõ hơn về kỷ nguyên nền độc lập, tự chủ đất nước vào khoảng 905 – 1009, đó là cuộc đâu tranh từng bước khôn khéo đặt nền móng cho tự chủ và độc lập dân ta. Sau đây người viết sẽ nêu lại lịch sử thời này và có vài nhận xét trong bối cảnh đó. Với mong muốn là giúp khơi lại công lao khổ cực của cha ông trong thời kỳ dựng nước mà hiện tại mỗi người chúng ta có tinh thần và trách nhiệm ở vận mệnh đất nước ngày nay.
Với một thời lượng có hạn, người viết chỉ nêu lại sơ lược những then chốt quan trọng trong các thời đại đó thôi. Bởi tính lịch sử thì rất nhiều trong các tài liệu như là: TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ KHỞI NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ XIX của Nguyễn Khắc Thuần, KHĂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC, ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ…Dựa vào đây, người viết nêu lên những suy nghỉ của riêng mình, đồng thời cũng là gợi ý một chút cho tương lai.
Đã là người con nước Việt thì ai cũng phải biết nguồn gốc đất nước quê hương, tổ tiên ông bà khổ công gầy dựng nên cơ đồ cho hậu thế, qua đó chúng ta cần hiểu và có trách nhiệm với những điều ta có.
Chương II: NỘI DUNG
I. HỌ KHÚC
1. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC
Từ cuối nhà thế kỷ IX trở đi, triều đình nhà Đường thãm hại và tan rã nhanh chống, vua thì kém tài trị nước, quan lại tranh nhau nắm giữ quyền hành và lãnh thổ. Chính trị suy đồi, triều đình thối nát, làm tình cảnh dân chúng càng thêm khổ sở hơn. Từ đó mà các cuộc khởi nghĩa luôn nổi dậy, điển hình là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào lãnh đạo, có lúc Hoàng đế phải bỏ chạy khắp nơi.
Đến đời Đường Ai Đế phải bị Chu Toàn Trung bắt nhường ngôi. Nhà Đường 21 đời, đến đây đã dứt. Tuy có thay đổi chính trị nhưng Trung Quốc vẫn khủng hoảng cả chính trị lẫn kinh tế. Nhân dân điêu đốn Đất nước lâm vào thời loạn lạc, đó là thời Ngũ Đại Thập Quốc
Thế địch suy yếu, đất nước loạn lạc, nhân dân rã rời mất niềm tin, không trật tự, không  có sự đoàn kết trong nội bộ chính quyền. Chính điều này rất có lợi cho việc đấu tranh giành độc lập cho dân ta.
2. HỌ KHÚC GIÀNH ĐỘC LẬP VÀ TỰ CHỦ
Tuy vũ trường chính trị có thay đổi nhưng tình hình khủng hoảng cũng không thuyên giam. Khi nhà Đường mất, Nhà Hậu Lương lên thay và rời và thời Ngũ đại Thập quốc. Nước ta gần như bị bỏ quên, một tình thế thuận lợi chư từng có nay đã hiện. Khúc Thừa Dụ là người nhạy bén, chóp được tình hình và tập hợp lực lượng để đấu tranh giành chính quyền nhanh chống thành công.
Để tránh chiến tranh và cũng cố lực lượng nên Khúc Thừa Dụ lên ngôi mà vẫn tự xưng mình là Tiết Độ Sứ “vốn tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn, gặp thời loạn lạc, nhân danh là hào trưởn một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết Độ Sứ”[1]. Họ Khúc nối truyền nhau 3 đời:
Khúc Thừa Dụ (905 – 907)
Khúc Hạo (907 – 917)
Khúc Thừa Mĩ (917 – 930)
Nhưng đến Khúc Thừa Mĩ do không được khôn khéo như ông và cha. Năm 930, Nam Hán cho quân tràng sang Khúc Thừa Mĩ nhanh chóng thất bại. nước ta lại bị đô hộ tiếp
3. NHỮNG ĐỐNG GÓP CỦA HỌ KHÚC CHO DÂN TỘC
Đối với Khúc Thừa Dụ: xây dựng chính quyền của dân tộc, không còn ách thống trị, tạo cho người dân có cuộc sống của chủ quyền, của độc lập, thái bình, an tâm chăm lo cuộc sống.
Khúc Hạo: “bình quân thế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ tịch để kê rõ họ tên, quê quán, để giao cho Giáp Trưởng trông coi, chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị, nhân dân đều được an vui”[2]. Thay đổi hệ thống hành chính mới từ trên xuống có: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã có một chức Chính Lệnh Trưởng và một chức Tá Lệnh Trưởng. Giáp là đơn vị hành chính chung của các xã nằm liền nhau. Căn cứ vào hệ thống này mà đặc thuế khóa.
4. GÓC NHÌN NHẬN
Từ việc cải cách hành chành và chế độ thuế khóa, người viết nhận xét như sao:
Tam thời chấp nhận trên danh nghĩa phụ thuộc vào Trung Quốc thời ấy. Đây để đảm bảo cho mục tiêu cao nhất vì chính quyền độc lập còn non trẻ của dân tộc.
Việc quy định thuế khóa “khoan dung giản dị”, thể hiện tinh thần thương dân, muốn cho đất nước phát triển kinh tế, và cuộc sống người dân được nâng cao hơn.
Thay đổi hệ thống hành chính củ và thiết lập hệ thống hành chính mới, tỏ rõ hệ thống nhà nước này là một nhà nước độc lập, chủ quyền, và đủ thẩm quyền quyết định cho dân tộc nơi đây
Tuy nắm giữ vũ đài chính trị không lâu, chưa có thay đổi gì lớn trong cải cách chính trị, văn hóa, kinh tế…nhưng thực sự những đống góp của họ Khúc rất xứng đáng được ghi nhận. Từ họ Khúc này chúng ta thấy được bóng dáng của độc lập, chủ quyền – tuy chưa có quốc hiệu và niên hiệu, chưa xưng Đế hoặc xưng Vương thậm chí còn tự coi mình là quan lại Trung Quốc. Nhưng thực sự họ Khúc đã có công đặt nền tảng kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất nước nhà.
II. DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ ĐUỔI QUÂN NAM HÁN
Nhằm giảm bớt đi căng thẳng và ổn định lòng dân, Nam Hán cho Dương Đình Nghệ[3] làm Thứ Sử Ái Châu. Đầu năm 931 ông bất ngờ tấn công thành Tống Bình và đã chiếm giữ được thành. Sau chiến thắng ông tự xưng là Tiết Độ Sứ và cho các tướng trấn giữ những vùng hiểm yếu:
Đinh Công Trứ (thân sinh Đinh Bộ Lĩnh) làm Thứ Sử Châu Hoan
Ngô Mân (thân sinh Ngô Quyền) làm Thứ Sử Ái Châu …
Nhưng đến tháng 3 – 937 Dương Đình Nghệ bị con nuôi là Kiều Câu Tiễn giết cướp ngôi tự xưng là Tiết Đô Sứ. Đất nước lại lâm vào tình trạng khủng hoảng chính trị mới.
Biết được tội ác của Kiều Câu Tiễn, Ngô Quyền đã đem quân hỏi tội Câu Tiễn. Câu Tiễn đã chạy cầu quân Nam Hán, vua Nam Hán đã gắp rút chuẩn bị lực lượng để tấn công. Làm cho nước ta phải lâm vào cảnh bị đe dọa mất nước.
GÓC NHÌN NHẬN
Tuy vẫn còn tự xưng là Tiết Đô Sứ, chưa có tên nước rõ ràng, niên hiệu…nhưng một lần nữa đã thể hiện được thế chủ quyền độc lập, và khẳng định tính dân tộc bảo vệ bờ cõi đất nước.
Kiều Câu Tiễn là một đứa đối với chủ là bất trung, đối với dưỡng phụ là đứa bất hiếu, đối với đất nước là kẻ bán nước nhục nhã không thể tả, đem dân mà đổi lấy mạng sống cho riêng mình. Làm người sau câm phẫn khi nhắc đến tên, đúng là:
            “trăm năm bia đá cũng mòn
            Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
III. NGÔ QUYỀN
Ngô Quyền ngời làng Đường Lâm (Phúc Thọ, Hà Tây). Cha là Ngô Mân – Thứ Sử Ái Châu dưới thời Dương Đình Nghệ nên ông theo cha vào ở Ái Châu ngay từ thuở nhỏ, Ngài có khí sắc tốt, và có trí dũng, làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ. Dương Đình Nghệ rất thương ông nên bèn gã con gái – cho làm quyền quận Ái Châu.
1.TRẬN CHIẾN BẠCH ĐẰNG
Nhà Nam Hán sai Hoằng Thao đem quân sang sâm lược nước ta bằng bờ biển Đông Bắc vào sông Bạch Đằng và tiến sâu vào lãnh thổ nước ta để tấn công Ngô Quyền. Thế địch rất mạnh và đầy lòng tham để xâm lược nước ta, nhưng quân ta thì yếu. Đất nước lại đứng trước một kho khăn lớn. Muốn làm tan ý chí xăm lược của quân Nam Hán thì chỉ có khi nào đánh tan được đội quân xâm lăng này. Cho nên trận chiến này là một trận quyết chiến chiến lược quyết thắng.
Quân Nam Hán ồ ạc đổ vào nước ta, khi chưa đến ta thì Kiều Câu Tiễn đã bị Ngô Quyền giết. Còn Hoằng Thao thì ông nhận xét với các quân, như sau: “Hoằng Thao bất quá chỉ là một đứa trẻ dại, từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe được tin Kiều Công Tiễn đã chết, không còn người nội ứng nên trước đã mất vía rồi. quân ta đang mạnh, đối địch với quân mỏi mệt thì tất phải được. Song, họ có lọi ở chiến thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết. Nếu ta sai người đem cọc lớn, vót nhọn đầu mà bịt sắt, đóng ngầm ở cửa biển trước, thuyền của họ nhân khi nươc triều lên, tiens vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự không cho chiến nào thoát”.
Ý kiến ông nhánh chống trở thành chiến lược và cũng theo dự đoán là quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Thừa thắng ông đã đuổi theo đánh và khi bắt được Hoằng Tháo liền đem giết. Vua Hán thương khóc đành rút đám tàn quân về. Bở cỏi nước ta được bảo vệ an toàn và khẳng định thế độc lập của nước ta.
2. NGÔ VƯƠNG
Năm 939, sau thắng lợi vang dội của trận quyết chiến ở trận Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền lên ngôi Vương, chọn thành Cổ Loa làm kinh đô. Tại đây, Ngô quyền đã xây dựng cả một triều đình riêng với đầy đủ các ban văn võ và lễ nghi.
Ngô Quyền nắm giữ 8 châu trong 12 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu, Lục Châu, Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Diễn Châu và Hoan Châu. Bốn châu còn lại là bị kẹt bên trung quốc cho đến ngày nay: Thang Châu, Chi Châu, Vũ Nga Châu và Vũ An Châu.
Năm 944, Ngô Quyền mất, hưởng dương 46 tuổi. ngôi của họ Ngô bị em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi. Đất nước lại lâm vào tình trạng khủng hoãng chính trị và chính vì việc này mà có cuộc nổi loại của 12 xứ quân
3. GÓC NHÌN NHẬN
Giết Kiều Câu Tiễn là trước trả thù cho cha vợ, và báo đền ơn chủ nhà họ Dương, diệt trừ kẽ nội gian bán nước cầu vinh.
Chúng ta vẫn không có tư liệu gì nhiều tài liệu về bộ mấy hành chính do Ngô Quyền cài đặt trong 8 châu của ông trực tiếp quản lí, chỉ biết là triều đình trung ương chưa cao, vì thế chẳng bao lâu sau khi Ngô Quyền mất, dẫn đến loạn 12 sứ quân.
Trận thắng Bạch Đằng là thể hiện lên khi thế tinh thần dân tộc, lòng bảo vệ bờ cõi đất nước và bảo vệ sự độc lập tự chủ của dân ta. Từ trận thắng này về sau cũng có một trận tai Bạch Đằng do Trần Hưng Đạo chỉ huy mà dân tộc ta luôn tự hào. Cũng có thể nói trận thắng Điện Biên Phủ của Cách Mạng Tháng Tám là trận Bạch Đằng thứ ba trong lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Vì cả ba trận đều là lấy lòng yêu nước, lòng dân mà thắng kẻ mạnh mà bao nước khác phải thua chúng.
Bãng nhãn Lê Văn Hựu (1230 – 1322) đánh giá: “Tiền Ngô Vương lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăn vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, khiến cho người phương bắc không dám sang nữa. có thể nói một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ mới xưng Vương chứ chưa lên ngôi Đế và chưa đặt niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta kể như đã nối lại được rồi”[4].
Theo tiến sĩ Ngô Sĩ Liên nói: “Tiền Ngô Vương không chỉ là người chiến thắng mà còn có công cắt đặt trăm quan, chế định ra triều nghi và phẩm phục, tỏ cho thấy cách thức của bậc Đế Vương”[5].
IV. ĐINH BỘ LĨNH
1. DẸP LOẠN MƯỜI HAI XỨ QUÂN
Đinh Bộ Lĩnh là con trai của Đinh Công Trứ. Dưới thời Ngô Quyền, Đinh Công Trứ ( nguyên là Nha Tướng của Dương Đình Nghệ) được phong tới chức Ngự Phiên Đô Đốc, quyền Thứ Sử Hoan Châu. Khi Đinh Công Trứ qua đời, Đinh Bộ Lĩnh còn nhỏ nên theo mẹ về Hoa Lư. Ngay từ thuở nhỏ ông đã tỏ ra là người có tư chất thông minh, giàu tài năng nên được dân trong vùng cảm phục, có tích lập trận cờ lau mà vẫn còn lưu tới ngay nay.
Năm 951, Đinh Bộ Lĩnh đã là một trong những tướng lớn ở Hoa Lư, đối nghịch với chú ruột là Đinh Dự. Khi cục diện 12 sứ quân xuất hiện Đinh Bộ Lĩnh đem quân đầu Trần Lãm, nơi đây thế lực Trần Lãm càng thêm lớn mạnh – sau Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh lên thống lĩnh toàn lực lượng và ông đã liên tiếp đập tan sứ quân này đến sứ quân khác, đến năm 967 thì đã dẹp toàn bộ 12 sứ quân thống nhất đất nước, nối lại thời bình cho nhân dân.
2. TRIỀU ĐÌNH VÀ XÃ HỘI THỜI ĐINH
Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 xứ quân xong, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế. Như vậy, từ đầu là nhà họ Khúc tuy tự trị nhưng tên vẫn còn lệ thuộc vào Trung Quốc, đến họ Dương thì chỉ xưng là Vương thôi, đến đây là Hoàng Đế đầu tiên của nước ta và đã đặt tên nước là Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm kinh đô.
Từ nay triều đinh tập quyền đã được thành lập, ông định nghi lễ cho triều đình. Năm 971, ông định thứ bậc cho các cấp, đến 975 chế phục cho các quan. Hai năm sau khi lên ngôi, Đinh Bộ Lĩnh đã bỏ tên niên hiệu trực thuộc của Trung Quốc và đặc niên hiệu cho triều đình của mình là Thái Bình.
Về quân sự thành lập đội quân thường trực với số lượng khá đông, cả nước được chia làm 10 đạo quân. Việc tuyển quân được chia đều các đạo. Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục viết như sau:
Cả nước gồm 10 Đạo, mỗi Đạo có 10 Quân, mỗi Quân có 10 Lữ, mỗi Lữ có 10 Tốt, mỗi Tốt có 10 Ngũ, mỗi Ngũ có 10 Người. Đây là con số ước lượng, tuy chưa phải là con số chính xác nhưng chúng ta cũng hình dung được một phần nào về đội quân này.
Về mặt tổng thể, Đinh Tiên Hoàng đã quản lí được toàn bộ dân cư và lãnh thổ. Các làng xã chia ruộng công theo định kì và định suất cho nông dân cày cấy. Bấy giờ ruộng tư cũng xuất hiện. Về mặt kinh tế thủ công nghiệp, một số ngành cổ truyền đã được phục hồi và cũng có một số ngành mới ra đời, như: ngành thuộc da. Về văn hóa, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được duy trì và phát triển, mạnh nhất là Phật giáo được xem như là một quốc giáo của nước ta. Triều đình quy định rõ thứ bậc cho chư tăng và nhà sư được đề cao trong xã hội, như: sư Ngô Chân Lưu giữ chức tăng thống hiệu là Khuông Việt Đại Sư tham dự triều chính ngan quyền như một Tể tướng…
Về mặt ngoại giao, quân Tống tấn công vào Nam Hán. Biên giới mạn bắc nước nhà bất ổn, triều đình nhà Tống chưa thật vững mạnh, Đinh Tiên Hoàng sai con trưởng là Đinh Liễn mang cống phẩm và đặt quan hệ bang giao hữu hão với nhà Tống. Nước Tống phải ổn định tinh hình trong nước, không có khả năng đánh nước ta, vì vậy mà phái bộ Đinh Liễn được đón tiếp tử tể. Sau đó vua Tống phong Đinh Bộ Lĩnh là Giao Chỉ Quận Vương, Đinh Liễn là Kiểm Hiệu Thái Sư Tĩnh Hải Tiết Độ Sứ, An Nam Đô Hộ. Tuy trên danh nghĩa nước ta là thuộc quốc của nhà Tống nhưng thực chất, nước Đại Cồ Việt là một nước độc lập.
3. GÓC NHÌN NHẬN
Dẹp loạn 12 xứ quân thống nhất đất nước làm củng cố nền độc lập cho đất nước, tránh tình trạng chia rẽ trong dân tộc.
Đến đây nước ta đã có quốc hiệu, có Hoàng đế, có niên hiệu và có một triều đình độc lập, một nước độc lập.
Xã hội bắt đầu được khởi sắc, chú ý đến các ngành kinh tế của nhân dân, và tầng lớp trí thức trong quần chúng.
V. NHÀ TIỀN LÊ
1. VIỆC CHỐNG ĐỞ TRIỀU ĐÌNH CỦA LÊ HOÀN
a. KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ TRIỀU ĐÌNH NHÀ ĐINH
Đinh Tiên Hoàng lên ngôi không bao lâu lại ham mê dục lạc và xa rời chính sự, làm uy tín ông đối với triều thần bị giảm dần. năm 978, lập Hạng Lang làm Thái Tử, sự việc này đã gây bất bình với Đinh Liễn. Năm 979, Đinh Liễn sai người giết Hạng Lang để đạt ngôi Thái Tử cho mình, cuộc chém giết trong nhà Đinh bắt đầu, ngôi Thái Tử bỏ trống.
Tháng 10 – 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Phúc Hầu Hoành là Đỗ Thích giết chết. Đỗ Thích bị Định Quốc Công Nguyễn Bặc chém đầu, họ Đinh xuống dóc. Triều thần, đứng đầu là Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lê Hoàn… cùng tôn Đinh Toàn mới 6 tuổi lên làm vua. Vì vua quá nhỏ nên Lê Hoàn nắm quyền nhiếp chính, xưng là Phó Vương. Đến đây, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp cho rằng Lê Hoàn có ý cướp ngôi nên cử binh đánh, cả ba đều bị Lê Hoàn bắt giết. Cuộc xung đột nội bộ chấm dứt, nhưng quân Chiêm Thành lại nổi lên.
b. ĐÁNH TỐNG – DẸP CHIÊM
Lê Hoàn lên ngôi trong hoàn cảnh đất nước biến loạn cả trong lẫn ngoài. Ngay từ khi ông giành quyền nhiếp chính, các đại thần thân cận của Đinh Tiên HoàngĐinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cùng tướng Phạm Hạp nổi dậy chống lại nhưng đều nhanh chóng bị đánh dẹp. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chiêm Thành với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết. Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua.
Khi người Việt chìm dưới ách nô dịch của phong kiến phía Bắc thì ở phía Nam, người Chiêm Thành đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ. Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ, vương quốc Chiêm Thành có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, từ khi lập nước, Chiêm Thành liên tục tiến hành các hoạt động quân sự với Đại Cồ Việt. [6] Năm 803, vua Chiêm sai viên tướng Senapati Par đem quân xâm phạm nước ta, vây hãm phía nam quận Cửu Chân.
Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm bắt giữ. Lê Hoàn tức giận, “sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Bắt sống được quân sĩ nhiều vô kể, cùng với trăm người kỹ nữ trong cung, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”[6]. Các nghiên cứu thống kê cho thấy, trong vòng 26 năm trị vì, Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn ở đây trong số 10 hoạt động quân sự lớn suốt thời gian trị vì của ông, vua đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc gia Đại Việt sau này. Điều đó cũng lý giải vì sao Hoa Lư tiếp tục là đế đô dưới triều đại Tiền Lê.
Quân Tống xâm lược nước ta
Xét thấy nước ta rối loạn, không có cơ hội nào hơn. Và qua nhiều lần đi sứ thăm dò tình hình tỉ mỉ cục diện triều đình nhà Đinh. Chỉ mấy tháng sau khi Đinh Tiên Hoàng băng hà, Thái Thường Bác Sĩ là Hầu Nhân Bảo làm quan ở Châu Ung dâng thư cho Hoàng Đế nhà Tống, nói rằng: “An Nam Quận Vương và con là Liễn đã bị giết. nước nó suy biến, có thể nhân lúc này cử binh mà chiếm lấy. Nếu như bây giờ không tính lấy, sợ mất cơ hội tốt. xin cho tôi về cừa khuyết để trình bày tình trạng có thể lấy được”[7].
Tuy không được tham dự triều chính, nhưng qua sớ tấu này, Hầu Nhân Bảo được vua Tống cho thống lĩnh quân đi xâm lược nước ta và có nhiều quan lai cấp cao của triều đình nhà Tống đi theo.
Chúng kéo vào nước ta bằng 2 con đường:
- Bộ binh, men theo ải Chi Lăng tràng vào nước ta do Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ chỉ huy.
- Thủy binh, men theo Vịnh Bắc Bộ rồi vào cửa Bạch Đằng, chỉ huy là Lưu Trừng và Giả Thực cầm đầu.
c. LÊ HOÀN LÊN NGÔI VÀ CHỈ ĐẠO CUỘC CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC.
Những cuộc xung đột nội bộ triều đình đã được Lê Hoàn giải quyết. Nhưng đất nước lại đang đứng trước tình hình ngoại xâm đe dọa. Thì vị thống soái không có: Thái Hậu Dương Văn Nga không đủ mưu trí, Hoàng Đế Đinh Toàn mới 6 tuổi. Triều đình đang đứng trước một khó khăn lớn, duy chỉ có Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn mới có thể lãnh đạo, Phạm Cự Lượng nói: “ Thưởng người có công, giết kẻ không vâng mệnh, ấy là phép sáng tỏ của việc dùng binh, nay Chúa Thượng ấu thơ, lũ chúng ta tuy hết sức liều chết chống bọn ngoại xâm, may mà có chút công lao thì ai biết đến cho. Chi bằng trước hết hãy tôn quan Thập Đạo Tướng Quân lên làm Thiên Tử rồi sau hãy phát binh”.
Đứng trước tình hình khó khăn này, Thái Hậu Dương Văn Nga đã đắng đo kỉ và quyết định tôn Lê Hoàn lên lãnh đạo. Năm 980, Thái Hậu Dương Văn Nga trịnh trọng khoát tấm long cổn cho Lê Hoàn. Một triều đại hoàn toàn mới được thành lập.
Vua Lê Hoàn đã áp dụng lại sáng tạo của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng bằng cộc nhọn bịt sắt đó là đường thủy. Trên đường bộ cho bố trí quân các điểm hiểm yếu nhất. Quyết tâm chung của Lê Hoàn là đập tan ý chí xâm lược của quân Tống.
Đúng như dự định, vào cuối năm 980, quân Tống tràn vào nước ta cả hai đường thủy và bộ. Đầu năm 981, các trận đánh lẻ tẻ mà ác liệt đã xảy ra dọc biên giới phía bắc. Tháng 3 – 981, cánh quân thủy của giặc bị đánh tơi bời và phải chị đại bại thảm hại ở Bạch Đằng, kết hoạch gọng kìm của giặc bị bẽ gãy.
Bộ binh Tống vừa men theo ngả Chi Lăng đến sông Thương đã bị quân mai phục của ta bất ngờ tấn công, Hầu Nhân Bảo bị chém đầu tại trận. Nhiều tướng lĩnh cao cấp khác cũng bị giết, quân Tống chết hơn phân nữa, số còn lại phải tháo chạy về nước.
Sự thất bại của quân Tống, làm cho Hoàng Đế nhà Tống căm giận trút trách nhiệm cho tướng bại trận: Tôn Toàn Hưng bị chém ở chợ Ung Châu; nhiều tướng khác bị giam đến chết trong ngục.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi, Dương Vân Nga lại trở thành hoàng hậu của Lê Hoàn. Vua Lê Đại Hành tiếp tục cho mở mang, xây dựng thêm nhiều cung điện lộng lẫy ở Hoa Lư. Ông vẫn chọn Hoa Lư làm kinh đô do vị trí nằm ở trung tâm đất nước thời bấy giờ (giữa ngã ba khu vực Tây Bắc, châu thổ sông HồngBắc Trung Bộ) để phục vụ mục tiêu mở mang bờ cõi xuống phương nam sau này.
Đến đây sự nghiệp chống Nam Chiêm Bắc Tống của nước ta được thắng lợi hoàn toàn.
2. VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC DƯỚI THỜI TIỀN LÊ
Triều đình nhà Tiền Lê vẫn đặt ở kinh đô Hoa Lư. Tại đây vua Lê Hoàn đã cho xây nhiều cung mới. Và tổ chức chính trị chặc chẽ hơn, có nhiều điểm mới hơn như có thêm chức Thái Sư, Tổng Quản, Thái Úy…Chế độ phân phong được mở rộng. Giữ nguyên tước cho Vê Vương, phong tước cho một số công thần và cho các con. Cấp hành chính gồm có: Lộ, Phủ và Châu
Về quân đội có 2 bộ phận: Thiên tử quân là quân phục vụ cho triều đình vua và Vương Hầu quân là quân đội của các bậc Vương tước và Hầu tước. Thiên tử Quân thường trực có trên 3000 người, trên trán có khắc chữ Thiên tử quân có cả thủy binh và bộ binh, thủy binh được trang bị chiến thuyền và có cả chiến thuyền đi trên biển. Vương Hầu quân do các Vương và Hầu tự tuyển chọn, số lượng và trang bị không đồng.
Về quan hệ ngoại giao
Phía nam quan hệ Việt – Chiêm đã căng thẳng lại căng thẳng hơn khi Ngô Nhật Khánh cầu viện và vua Bề - mi – thuế tấn công nước ta năm 979. Năm 980, Lê Hoàn chủ động sai sứ sang giao hảo, như Bề - mi – thuế lại bắt sứ ta. Đến năm 982, sau khi thắng quân Tống, Lê Hoàn cho quân đánh Chiêm Thành, Bề - mi – thuế bị giết. Cục diện trở nên căng thăng hơn, và Chiêm lúc nào cũng muốn trả thù, tuy không đủ sức đánh nhưng lại luôn gây loạn ở biên giới.
Phía Bắc quan hệ Việt – Tống, sau trận đại thắng 981, Lê Hoàn thực hiện chính sách ngoại giao vừa mềm dẻo vừa kiên quyết. Do nội bộ triều đình nhà Tống chưa ổn định, nên luôn cố gắn giữ gìn mối quan hệ thân thiện. Nhà Tống còn tấn phong cho Lê Hoàn những tước vị ngày càng cao( năm 986 – 997, Tống hai lần sai sứ sang nước ta phong tước cho Lê Hoàn, cung làm ngơ khi Lê Hoàn tiếp đón không đúng nghi lễ đối với sứ giả của Tống). Khi Lê Long Đĩnh lên ngôi Tống cũng sai sứ sang tấn phong như thường lệ. Nhờ vậy mà ta có được một thời gian bình yên cũng cố, xây dựng đất nước. Đó là điều kiện để phát triển kinh tế văn hóa thời Tiền Lê.
Về kinh tế, Nông nghiệp được chú trọng. Hoàng Đế là sở hữu tối cao ruộng đất trong cả nước. Lê Hoàn đích thân cầm cài trong lễ tịch điền vào năm 987 đã cổ vũ nghề nông lúc giờ về sau trở thành nghi lễ rất quan trọng. Khi đó, nhiều kênh ngòi được khai đào và sữa chữa; nhờ vậy mà nông nghiệp phát triển mạnh, đời sống của nhân dan có phần dễ chịu hơn. Song song bên phát triển nông nghiệp thì thủ công nghiệp và một số hoạt động kinh tế khác cũng có phần được mở mạng. Các tuyến giao thông thủy bộ được chú ý sữa chữa và xây dựng khai phá mới.
Về văn hóa, Hoàng Đế tin dùng và tôn trọng tầng lớp trí thức xã hội. Vào thời này có 3 đạo ảnh hưởng mạnh ở nước ta như: Phật, Nho, Lão; trong đó đạo Phật được xem là quốc giáo; các đạo sĩ của tạo được uy tín lơn nên triều đình cũng trọng vọng. Như thế, nhiều chùa chiền, đền miếu được xây dựng nên 
3. NHÀ LÊ SUY VONG
Ngai khi Lê Hoàn băng hà, các con ông chém giết lẫn nhau giành ngôi báu. Sách Dã sử chép rằng: Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông.
Lê Long Đĩnh trong 4 năm cầm quyền thì 5 lần cầm quân đánh dẹp: dẹp tan tranh giành giữa các anh em trong hoàng tộc để thu phục mọi người; sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long; đánh người Man ở hai châu Đô Lương và Vị Long; đánh giặc ở Hoan châu, châu Thiên Liêu và đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà.
Tuy nhiên cái chết ở tuổi 24 này dẫn đến sự chấm dứt triều đại Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý.
4. GÓC NHÌN NHẬN
Việc Thái Hậu Dương Văn Nga khoát áo long cổn cho Lê Hoàn đúng thời là một quyết định sáng suốt. Giúp tăng ý chí chiến đấu bảo vệ nước của toàn quân, giúp đất nước có một minh quân chỉ đạo cuộc chiến chống quân xâm lược. Tạo cơ hội cho đất nước chuyển mình và không phải bị gót giầy dầy xéo của giặc ngoại xâm.
Lê Hoàn khi lên ngôi đã làm hết sức mình cho cuộc chiến bảo vệ đất nước. Dẫu quân Tống đông và trang bị kiến thức lẫn vũ trang rất đầy đủ, còn quân ta thì lại ít và thiếu thốn, nhưng vì độc lập và thanh bình tất cả vẫn bị khuất phục dưới quân ta. Nhờ trí tuệ lãnh đạo và quyết định bẽ gãy gọng kiềm kẹp thủy binh – bộ binh của giặc. Khẳng định thêm một lần nữa về bản hùng ca tuyên ngôn độc lập “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế cư”.
Tinh thần nhập thế của các nhà sư cũng được đề cao và nơi đây chính các ngài cũng đã góp công sức không ít cho đất nước trong việc bảo vệ và phát triển.
Chương IV: KẾT LUẬN
Nhìn chung lại, ta thây dù các triều đại phương Bắc ra sức đồng hóa người Việt nhưng với bản lĩnh và ý thức độc lập, tự chủ, lòng yêu nước, yêu quê hương, tổ tông, dân tộc Việt vẫn giữ vững nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và Việt hóa những yếu tố văn hóa ngoại nhập.
Các cuộc khởi nghĩa có lúc giành lại quyền tự chủ, kết quả đó không phải là sản phẩm chỉ của riêng 01 thế hệ đương thời, mà là kết quả của hàng chục thế kỷ đấu tranh kiên cường, liên tục và toàn diện của nhân dân ta, trong đó có thành quả của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Nó còn là tài trí thức thời của bộ máy lãnh đạo – người lãnh đạo biết lúc nào cần trên danh nghĩa là quan lại của Trung Hoa, và biết lúc nào cần đấu tranh vũ trang để bảo vệ độc lập cho đất nước. 
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Tiến Trình Văn Hóa Việt Nam Từ Khởi Thủy Đến Thế Kỷ XIX, Nguyễn Khắc Thuần, NXB Giáo Dục Việt Nam.
2 Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam, Nguyễn Khắc Thuần, NXB Giáo Dục Việt Nam.
3. Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Cao Huy Giu dịch, NXB Văn Học.


[1] KHĂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC, tiền biên, quyển 5, tờ 14.
[2] KHĂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC, tiền biên, quyển 5, tờ 15.
[3] Dương Đình Nghệ là người làng Dàng (Dương Xá, Thiệu Yên, Thanh Hóa). Làm tướng của họ Khúc
[4] ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ (ngoại kỹ, quyển 5, tờ 21 – a)
[5] ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ (ngoại kỹ, quyển 5, tờ 21 – a)
[6] Ngô Liên và sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư 1. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 1998. tr. 216 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sđd. tr. 222
[7] Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (bản kỉ, quyển 1, tờ 9 – a)