Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

SUNG SƯỚNG QUÁ VÀ KHAM KHỔ QUÁ KHÔNG ĐI ĐẾN HẠNH PHÚC

A. DẪN NHẬP
Mọi người ai cũng muốn mình hạnh phúc, an lạc, và sự thoát khỏi mọi ràng buộc như sanh, già, bệnh, chết, …tất nhiên không một ai muốn sự ràng buộc đến với mình. Siddhattha là một thái tử và cũng là một con người nên ước cũng có ước muốn hạnh phúc, an lac, thoát khỏi mọi ràng buộc. Ngài tự tìm cho mình một con đường giải thoát và rồi sự tìm kiếm cũng thành công, thế gian gọi Ngài là Phật, là Thế Tôn....
Với câu nhận định của Narada Maha Thera trong cuốn ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP như sau: “Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất lịch sử nhân loại”. Trải qua bốn mươi lăm năm trường giảng dạy giáo lý, với sự thực ngộ, thực chứng nhập. Ngài đã truyền trao những kinh nghiệm, những cốt lõi để đạt đến hạnh phúc chân chính nhất cho mọi người, mà không bao giờ tiết rẽ hay che giấu bất cứ điều gì để giành riêng cho mình là vị Phật độc tôn.
Một trong những vấn đề mà Đức phật đã truyền trao để đi đến con đường giải thoát, hạnh phúc là :“hãy từ bỏ hai cực đoan và thực hành con đường trung đạo.” Đó chính là sự hưởng thụ thái hóa của ngủ dục và khổ hạnh đến mức cực đoan. Câu nói này đã được Đức phật trãi nghiêm từ cuộc sống gia đình của Thái Tử Tất Đạt Đa và quá trình tìm đạo và học đạo của đạo sĩ Cù Đàm( Gotama). Qua đây người viết muốn đưa lên ý kiên của mình về ý nghĩa và giá trị đối với lời dạy này với phần nội dung sau.
B. NỘI DUNG
       I.            ĐỜI SỐNG CỦA MỘT THÁI TỬ VÀ SỰ GIÁC NGỘ VỀ NGỦ UẨN VÔ NGÃ
1.      Khi còn làm Thái Tử
Khi mà người dân xứ khác phải ăn cháo hay cơm tấm ngay nơi hoàng cung của vua Suddhodana những gia nhân và cung phi đều được ăn gạo nguyên và cả thịt. Hoàng cung được xây theo cấu trúc đặc biệt để đáp ứng 3 mùa khắc nghiệt ở Ấn Độ thời bấy giờ. Giữa đám thanh thiếu niên thành Kapilavatthu, hoàng tử Siddhattha thật sung sướng và nổi bật hơn hết. Chính nhờ sự chăm sóc của nhũ mẫu và cung nhân hầu hạ. Cho nên chàng “rất mực được nuông chìu, hết sức được nuông chiều”[1].
Năm thái tử 16 tuổi,vua cha thấy con minh luôn trầm tư về cuộc sống, với tâm ý muốn thoát ly gia đình là đạo sĩ. Nhà vua quyết định ràng buộc con mình bằng sợi dây hôn nhân. Cuộc thi sắc đẹp đã được diễn ra, và nàng Yasodhara đã được tuyển chọn đẹp nhất trong những người đẹp để làm vợ của Siddhattha. Với hy vọng hương sắc tình yêu của nàng sẽ buộc chân Thái tử.
2.      Bài học từ đời sống hưởng thụ
Nhận thức rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng đem đến lạc thú và đằng sau mọi hạnh phúc đều sẳn có khô đau vô thường đang trực hờ và đạp mạnh vào trí của thái tử. Nhận thức này khởi lên từ thời thiếu niên khi chàn còn ở giữa lòng gia đình ấm cúng xa hẳn mọi khổ đau bên ngoài:
“ Này các tỳ kheo, ta đã sống cuộc đời này rất được nuông chìu trong cung phụ vương, và này các tỳ kheo, giữa cuộc đời đày hạnh phúc ấy tư tưởng này thường nảy lên trong tâm trí ta: “quả thật một kẻ chỉ biết sống đời thế tục hoàn toàn, chính kẻ ấy bị tuổi già chi phối, lại rất chán ngán khi thấy một người già nua. Song phần ta cũng bị tuổi già chi phối và không thể thoát được chuyện ấy. nghĩ như thế, này các tỳ kheo, mọi lạc thú về tuổi trẻ đều rời bỏ ta.
Quả thật, mọt kẻ chỉ biết sống đời thế tục hoàn toàn, chính kẻ ấy phải bị bệnh tật chi phối, lại rất chán ngán khi thấy một người bệnh hoạn. Song phần ta cũng phải bị bệnh tật chi phối và không thể thoát khỏi chuyện ấy. Nghĩ như thế, này các Tỳ kheo, mọi lạc thú về thể lực đều rời bỏ ta.
Quả thật, một kẻ chỉ biết sống đời thế tục lại rất hoàn toàn, chính kẻ ấy phải chị cái chết chi phối lại rất chán ngán khi thấy một tử thi.  Song ta cũng phải bị các chết chi phối và không thể thoát được chuyện ấy. Nghĩ như thế, này các Tỳ kheo, mọi lạc thú về đời sống đều rời bỏ ta.”(Tăng Chi Bộ Kinh)
Và mãnh liệt hơn khi dạo chơi qua bốn của thành thấy cảnh sanh, già, bịnh, chết, thấy được vẽ trang nghiêm mà uy nghi của các đạo sĩ. Ngay thời gian này Siddhattha đã thấy được tấm thân ngũ uẩn này vốn dĩ là vô thương, nó luôn bị sinh, lão, binh, chết chi phối mà không một ai thoát ra khỏi. Nên luôn muốn thoát ly để sống đời sống phạm hạnh tìm tòi chân lý giải thoát.
   II.            QUÁ TRÌNH TÌM ĐẠO CỦA SIDDHATTHA
1.      Tu học với Alaka kàlàma và Kalama
Tại thành phố vesali, Siddhattha đã trở thành đệ tử của Alaka kàlàma, là người đã chứng đắc vô sở hữu xứ định với uy tính và học trò đông đảo vây quanh. Sau thời gian tu học, vị tu sĩ trẻ tuổi này cũng chứng được ngang thầy mình và được mời ở lại để lãnh đạo đồ chúng. Ngài thấy không thỏa mãng được nguyện vọng của mình là thoát vòng sinh tử luân hồi khổ đau, bèn tiếp tục lên đường. Sự tầm đạo đã tiếp tục diễn ra, vị đạo sư thứ 2 là Uddaka Ràmputta, là người chứng đắc phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Và cũng giống như trường hợp học đạo ở người thầy Alaka kàlàma, Siddhattha tiếp tục lên đường.
Đây là những vị thầy lỗi lạc nhất trong đất nước Ấn Độ và được nhiều người kính tin tôn trọng xã hội lúc bấy giờ.
2.      Khổ hạnh ép xác
Dựa trên niềm tin rằng “sự hành xác tạo ra nhiệt lượng nghĩa là một thần lực tâm linh có thể được tích trữ để sử dụng vào mục đích giải thoát”. Đức phật kể lại trong Majjhima Nikaya: “vì ta ăn quá ít mỗi ngày, nên cơ thể ta trở nên hết sức gầy yếu. tay chân ta như các lóng tre khô đầy khúc khỉu. Hai bàn tọa của ta trỏ thành giống như móng trâu,…. Nếu ta chà xát tay chân thì đám lông hư mục rụng xuống trong tay ta”. Ngài cùng 5 anh em  Kodanna tu khổ hạnh sáu năm. Ngài trở thành đạo sĩ đệ nhất khổ hạnh, đệ nhất bàn uế, đệ nhất yếm ly, và đệ nhất độc cư thiền định. Và rồi, Siddhattha cũng nhận ra rằng đây là lối tu sai lầm, rồi một mình một bóng ra đi.
3.      Ngất xỉu, xuýt chết vì kiệt sức mà vẫn không chứng ngộ
Trong sáu năm khổ hạnh rừng già, do hành trì lối tu khổ hạnh ép xác liên tục, dù thân thể chỉ còn da bọc xương, ngài vẫn không sờn chí nguyện. có lần do nỗ lực quá mức, đã ngã quỵ xuống đất và bất tỉnh làm mọi người xung quanh tưởng rằng đạo sĩ Cù Đàm đã chết. Sau khi tỉnh lại, Ngài nhận chân được đó là sự phí sức sai lầm,không đạt kết quả.
Từ giã bạn bè, một thân ra đi, trên đường đến sông Neranjara, do thân thể quá suy yếu, bạc nhược, Ngài lại một lần nữa ngất xỉu bên vệ đường. Lần xỉu này, nàng Sujata đã đâng bát sữa cúng dường Ngài, và nhờ bát sữa này mà tính thần trở nên minh mẫn hơn, sức lực thân thể được phục hồi. Ngài cảm tạ và hứa nếu đắc đạo sẽ đến độ nàng. Và đạo sĩ Cù Đàm chọn bờ sông Neranjara làm nơi tu tập. Sau khi tắm rữa xong, đi đến Bồ Đề đạo tràng ngồi dưới cây Bồ Đề thực hành thiền định.
III.            THẤY CHÂN LÝ VÀ SỰ CHỨNG NGỘ
1.      Sự từ bỏ vĩ đại
Từ hai quá trình: cuộc sống hưởng thụ ngủ dục và trên đường tìm đạo, học đạo. Chúng ta thấy, không ai có thể bằng Ngài; hưởng thụ dục lạc thì không ai bằng bởi một đời sống vương giả, học đạo và chứng đạo, vị thầy tri thức của xã hội tu chứng đến mức nào, Ngài cũng tu chứng như vậy và những bậc khổ hạnh ép xác được xã hội tôn trọng nhất đạo sĩ Gotama cũng đạt được. Như vậy, cái gì xã hội có thì Siddhattha cũng có mà là có tốt hơn nhiều, những gì xã hội tôn trọng thì đạo sĩ Gotama cũng đạt. Nhưng tất cả đều phải bị định luật vô thường chi phối, tất cả đều sống trong những tham vọng, sống trong cảnh luân hồi chi phối. Nên Ngài đã từ bỏ hết tất cả, một thân một mình tìm tòi chân lý ở chính mình.
2.      Ý thức và chứng ngộ chân lý
Từ đó chúng ta thấy được một con Người vĩ đại mà thực tiễn, những gì cần trãi nghiệm thì đã trãi nghiệm. Những gì ý thức được cần từ bỏ thì từ bỏ.                                
Qua ký ức nhập sơ thiền ở buổi hạ điền, làm cho đạo sĩ Gotama phải nhìn lại. Đó là một trạng thái ly dục, ly bất thiện pháp. Ngài thấy được sự an lạc vi diệu và biết chắc đây là cửa vào đạo. Và cũng từ đây Đạo sĩ Gotama đã lần lược chứng ngộ qua các tầng thiền, rồi đến lục thông tam minh đều chứng ngộ. Thấy được nguyên lý vũ trụ:
“ Do cái này có mặt nên cái kia có mặt,
Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt
Do cái này sinh nên cái kia sinh
Do cái này diệt nên cái kia diệt”
Pháp tánh vạn vật: khổ, không, vô thường. Mọi chuyển biến đều thành, trụ, hoại, không; sanh, trụ, dị, diệt…
Được cỏi tâm thanh tịnh, niết bàn, thập hiệu viên mãn.
 IV.            Bài Học Cho Mọi Xã Hội
1.      Xã hội thời nay
Xã hội và khoa học ngày nay, ngày một phát triển. Liệu sự phát triển ngày nay có phải là thực sự cái phát triển đem lại lợi ích cho con người chăng? Những khoa học kỹ thuật bây giờ có phải chăng là sự tiến bộ và đem lại lợi ích lâu dài cho chúng ta không?
Lòng tham dục con người lúc nào cũng bùng cháy, nó luôn nung nấu con người đưa đến bảo thủ cái bản ngã. Bởi thế, ngày hôm nay sự bùng nỗ chạy đua vũ khí hạt nhân, chay đua kinh tế, chiến tranh vũ trang, chiến tranh kinh tế…tình trạng chẳng khác nào là người ăn thịt người với nhau. Làm đau khổ cho nhau, nơi đây do chấp thủ làm căn bản.
Từ đó, dẫn đến vấn nạn nan giải của môi trường đặt ra, vấn đề tha hóa đạo đức cũng lang tràng… mọi thứ vấn nạn đều vì lòng chấp ngã, ái thủ, vô minh. Mà nào có ngờ đâu nó vốn dĩ là vô ngã, vô thường.
Trong kinh bát đại nhân giác có dạy: “ thiểu dục tri túc, thân tâm tự tại” thiểu dục tri túc cuả nhà Phật là nhằm chấm dứt lòng tham lam, tham lam làm việc bất chánh gom góp mọi thứ về cho bản ngã của mình, tạo các ác nghiệp mà không ngần ngại, vướng kẹt khổ đau trầm luân đọa lạc. Từ đó mà cỏi tâm được an nhiên, không bị dính mắc thù oán, hay lo sợ về sau.
Tất cả đều duyên sinh, tất cả vạn vật đều như vậy: muốn có hạt gạo ăn phải có lúa, muốn có lúa phải gieo trông, muốn gieo trồng phải nhờ đất, con người, ánh sáng mặt trời…kết hợp lại mà cấu thành hạt lúa.. Đều này quá thực tế quá rõ ràng.
Sự chứng ngộ của Thích Tôn đã mỡ ra một con đường đẹp, không chông gai hiểm hốc mà rất an lạc, không viễn vọng xa rời thực tế mà rất gần gủi, không phải từ một thế lực nào khác mà là tự thân. Đó là con đường Trung Đạo, một giáo lý không thiên lệch về bên nào, không thường kiến cũng không đoạn kiến mà cũng không cực đoan khổ hạnh, bởi lẽ đề cao trí tuệ và nỗ lực tự thân. Nên trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Phât dạy: “các ông hãy tự thấp đuốc lên mà đi”. Qua câu nói đó, chúng ta thấy khổ đau hay an lạc hạnh phúc, không phải do một thế lục nào khác mà do chính mình:
“ Không ai làm ô nhiễn ai
………….
Không ai làm thanh tịnh ai”
2.      Con đường Trung Đạo:
Theo định nghĩa trong kinh Tiểu Sư Tử Hống, Trung Bộ I, Phật dạy : “ nếu tâm của hành giả hành các pháp môn ngoại đạo, ở ngoài sự vận hành tám chi phần Bát thánh đạo thì quyết định hành giả không thể chứng đắc quả vị sa môn”. Kinh Chuyển Pháp Luân “con đường Trung Đạo này dẫn đến sự tịch tịnh, thành tựu giác ngộ và niết bàn.”
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: “này các tỳ kheo, đây là những pháp do ta chứng ngộ và giảng dạy, các con phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập, truyền bá rộng rãi để chánh pháp được trường tồn, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người. Đó là bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy bồ đề phần, tám thánh đạo phần.”
Kinh Đại Duyên, Trường Bộ III: này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp duyên khởi này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một tổ kén, rối ren như một ống chỉ… không thể nào thoát khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ sanh tử”. Hiểu được Duyên khởi, chúng ta phải khước từ mọi ham muốn, khát ái và chấp thủ. Bởi vì khi tham ái chấp thủ diệt thì toàn bộ khổ uẩn diệt. Để đoạn tận ái, thủ, chúng ta phải có một cái nhìn đugns đắn về thế giới hiện tượng là hoàn toàn trống rỗng, không cố định. Sau khi đã ly tham, ly thủ thì sẽ được giải thoát, không còn sự hiện diện của koor đau, sanh tử, vì “ai thấy duyên khởi là thấy pháp, ai thấy pháp là thấy Ta( Phật)”, mà thấy Phật tức đã giác ngộ giải thoát.
Hay nói rộng hơn, với sự chứng ngộ của Đấng điều ngự vô thượng sư, thì những giáo lý mà Ngài dạy đều đem cho chúng ta những an lạc, giải thoát thật sự và ngay tại đời này không phải đời nào khác. Nếu dùng thuốc đúng bịnh thì ắc an lạc và giải thoát.
    V.            Thực hành Trung Đạo để dứt trừ mọi vấn nạn:
Đức Phật nhận thức được những nhược điểm của con người, nên trong cuộc đối mặt giữa mắt với sắc, tai với tiếng, mũi với hương, lưỡi với vị, thân với xúc và ý với pháp, Ngài giới thiệu cho chúng ta phương pháp hộ trì các căn (Indriyasamvara), sự hộ trì này giúp con người sự chiến thắng tham tâm của mình, một sự chiến thắng mà Đức Phật đã đề cập trong kinh Dhammapada, kệ thứ 103:
Dầu tại bãi chiến trường,
Thắng ngàn ngàn địch quân,
Không bằng tự thắng mình,
Thắng mình thắng tối thượng.
Đức Thế Tôn lúc nào cũng đề cao tinh thần nỗ lực tự thân là chính. Nhưng Ngài cũng đưa ra phương pháp khi một con người tuy có nỗ lực nhưng vì các nghịch duyên ràng buộc nên khó mà thực hành được nên Phật dạy thêm trong kinh Tương Ưng Bộ - Phẩm Tương Ưng Nhân Duyên dùng trợ duyện để đoạn trừ năm triền cái :
“Do thân cận bậc chân nhân, bậc thánh nên nghe được diệu pháp.
Nhờ nghe được diệu pháp nên khởi tín tâm.
Nhơ có tín tâm nên như lý tác ý.
Nhờ có như lý tác ý nên được chánh niệm tĩnh giác.
Nhờ có chánh niệm tĩnh giác nên các căn được chế ngự.
Nhờ các căn được chế ngự nên thân, khẩu, ý thiện hành”
 VI.            Kết luận:
Trãi qua mấy nghìn năm, giáo lý Phật Đà vẫn sống mãi với thời gian, vẫn mang tinh thực tiễn sâu sắc. Phật giáo không ru ngu con người trong những tín điều thần quyền, mà luôn đánh thức con người trực nhận được sự thật của con người về chấn lý của cuộc đời qua tôn chỉ “hiểu khổ và diệt khổ”. Vì thế, giáo lý của Ngài không phải là một hệ thống luận lý viễn vong mơ hồ, mà đó là những giáo nghĩa minh triết thiết thực nhằm thức tỉnh con người trực nhận được sự thật cuộc đời, để từ đó nỗ lực tinh tấn đi thẳng  đến giải thoát.
Qua câu nói “hãy từ bỏ hai cực đoan, thực hành con đường Trung Đạo” được xuất pháp từ những kinh nghiệm bản thân và sự chứng ngộ của Phật Thích Ca Mâu Ni, nên những lời dạy của Ngài luôn là khuôn vàng thước ngọc cho cuộc sống này. Và chừng nào con người muốn an lạc hạnh phúc, thì lời dạy của Phật vẫn là phương châm; khi nào thế giới muốn hòa bình và bình an không chiến tranh, không thiên tai bệnh dịch thì giáo lý Phật Đà vẫn là kim chỉ nam, là đường lối.






[1] Schumann, Trần Phương Lan (dịch), Đức Phật Lịch Sử, TP. HCM, NXB TP. HCM

1 nhận xét: