Chương
I: Dẫn Nhập
1- Lý do chọn đề tài
Xã hội muốn trật tự
bền vững thì xã hội đó phải có những quy định về đạo đức hay nếp sống như thế
nào. Một đất nước muốn phát triển và an ninh phải có luật pháp. Một tổ chức
muốn được trường tồn và thăng hoa thì phải có quy định, quy chế của tập thể cho
công việc. Nên để tăng đoàn phát triễn, Phật đạo trường tồn, Đức Thế Tôn từ ban
sơ tùy theo thời, theo chỗ hành nghiệp chúng sinh mà chế ra các giới pháp. Đó
là tinh thần khế cơ khế lý mà một người con Phật cần phải biết và cần phải nắm
rõ.
Nhận ra vấn đề trên,
cùng với xã hội hiện nay đang trên đà phát triển mạnh, theo đó thì tệ nạn cũng
chạy theo không kém phần. Khi đọc được Thanh Quy Bách Trượng đã làm cho người
viết trăng trở, và quyết định chọn đề tài này để nhắc lại đời sống người tu
Phạm hạnh trong thời xưa, đồng thời tìm một khuynh hương mới phù hợp với thời
hiện đại mà vẫn không xa rời lời Phật dạy ngàn xưa.
2- Mục đích nghiên cứu:
Chúng ta đều
là Phật Tử là người sau này trưởng thành sẽ làm phật "Này Jìvaka, cái
gọi là tham, là sân, là si do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được
Như Lai đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây ta- la, khiến
không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jìvaka, nếu như
vậy là ý nghĩa Ông muốn nói, thời Ta đồng ý với Ông". - "Bạch Thế
Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói". (Trung Bộ II. 370A-370B). Đây
là mục đích của mỗi người xuất gia hay người con Phật, khi công thành quả mãn
thì thành tựu Bồ Đề. Ai cũng muốn vậy, mà muốn được vậy thì hãy vâng ý chỉ của
Phật, nhưng cũng phải khế thời khế lý mà áp dụng cho phù hợp nên trong thiền
gia có câu “tuy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”. Tức tác trì và chỉ trì
cũng phải tùy duyên. Trong cuộc sống thì muôn vàng vấn đề được đặc ra, người
viết muốn nương nơi ý Tổ Sư mà nêu lên một số khía cạnh cuộc sống hiện đại.
Chương
II: Nội Dung
1. TÌNH HÌNH CÁC TỰ VIỆN TRUNG QUỐC
THỜI SƠ THỊNH ĐƯỜNG
Từ nền tảng của
Phật giáo nhà Tùy, Phật giáo Trung Quốc đời Đường đã phát triển vượt bậc. Có
thể nói đây là thời kỳ Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất trong lịch sử Phật
giáo Trung Quốc. Gần 300 năm (618 907 TL), Phật giáo được các đế vương bảo hộ
nên nhiều bậc cao Tăng thạc đức cũng xuất hiện tổ chức các tông phái Phật giáo
mang tính quy củ ảnh hưởng không những trong đương đại mà còn đến tận các thời
kỳ sau; không những trong phạm vi Trung Quốc mà còn quảng bá đến các nước khác
như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... Đó là Tịnh Độ tông của Ngài Đạo Xước,
Thiện Đạo; Nam Sơn Luật tông của Ngài Đạo Tuyên; Pháp Tướng tông của Ngài Huyền
Trang và Từ Ân; Hoa Nghiêm tông của Ngài Pháp Tạng; Thiền tông của Ngài Thần Tú
và Huệ Năng; Mật giáo của Ngài Thiện Vô Úy, Kim Cương Trí và Bất Không. Sự
nghiệp phiên dịch kinh điển và các tác phẩm trước tác của Ngài Huyền Trang đã
vượt quá khuôn khổ Phật giáo trở thành một công trình văn hóa lịch sử của toàn
nhân loại. Tác phẩm Đại Đường Tây Vức ký (Tây du ký) của Ngài là nguồn tư liệu
vô giá cho khoa văn bản học, văn hiến học... và các ngành khoa học lịch sử hiện
nay. Có thể nói Phật giáo Trung Quốc kể từ đời Đường đã thoát ra khỏi các tư
tưởng Phật giáo từ thời đại Đông Tấn và Nam, Bắc triều và phát triển thành một
hệ tư tưởng mới mà về sau các Ngài Nghĩa Tịnh, Bát Nhã, Thiện Vô Úy... kế thừa.
Tuy nhiên, vào
khoảng giữa thế kỷ thứ 9, có phong trào bài xích Phật giáo gọi là "phá
Phật" ở Hội Xương do Đường Vũ Tông (trị vì 840-846) dấy lên. Nó đã để lại
những tai hại to lớn cho xã hội Phật giáo. Trong lịch sử Trung Quốc, việc bài
xích Phật giáo vẫn thường xảy đi xảy lại nhưng lần này, ảnh hưởng của nó thật
triệt để và lan rộng khắp lãnh thổ. Đó là một việc trước sau chưa từng có. Tăng
lữ bị bắt phải hoàn tục, chùa chiền bị phá hoại, kinh điển (kinh, luận, sớ)
thất tán. Do đó nhiều môn phái Phật giáo suy thoái, duy mỗi Thiền Tông là một
ngoại lệ. Nó bước những bước chắc chắn, gây dựng được cơ sở và phát triển rộng
rãi.
Lý do Thiền Tông không bị suy thoái
mà còn vững mạnh thì có nhiều nhưng ít nhất về mặt tư tưởng, nhân vì Thiền Tông
trên nguyên tắc không tựa vào kinh điển cho lắm nên dù có bị thất tán cũng
không gây ảnh hưởng sâu sắc. Nếu kể đến việc Thành Tây Tiết Độ Sứ Vương Thường
Thị qui y với Lâm Tế Nghĩa Huyền ( ? -867) và Nam Bình Vương Chung Truyện bảo
vệ giáo đoàn của Động Sơn Lương Giới (807-869) thì thấy được là thiền của Mã Tổ
có tính năng động đủ để cho giai cấp tân hưng là nhóm Tiết Độ Sứ đang chiếm giữ
các phiên trấn và giới quan lại xuất thân từ khoa cử dễ dàng chấp nhận.
Đứng về mặt kinh tế mà nói thì dù
trong tình trạng ly loạn, vùng Giang Nam vẫn tương đối bình yên, tự lúc đầu
thiền nhờ đó đã phát triển khá sớm ở đây.Chùa thiền trong sinh hoạt vẫn có
truyền thống tổ chức phân chia lao động và tự cung cấp lương thực. Dạng thức
sinh hoạt đặc biệt như vậy đã được Bách Trượng Hoài Hải minh định và phổ cập
trong các qui tắc gọi là "thanh qui".
2. TIỂU SỬ TỔ BÁ TRƯỢNG HOÀI HẢI(720 – 814)
Tổ họ Vương, người Trường Lạc, Phúc
Châu. Thuở còn bé theo
mẹ vào chùa lễ Phật, thấy tượng Phật, chỉ tượng hỏi mẹ: "Đây là ai?".
Mẹ nói: "Là Phật!". Sư nói: "Hình dạng Phật với người chẳng
khác, tôi sau này cũng sẽ làm phật”.
Sư xuất gia từ thở
thiếu thời, tam học đều thông, ham thích thiền đốn ngộ, nghe thiền sư Mã Tổ đạo
Nhật khai hóa ở Nam Khang (nay là núi Mã Tổ ở Giang Tây), Sư bèn hết lòng y
chỉ. Sau khi nói pháp Mã Tổ, Sư được đàn tín thỉnh trụ trì Đại Trí Thọ Thánh
thiền tự ở núi Đại Hùng thuộc Hồng Châu, núi cao chót vót, nước suối Ngô Nguyên
bay xuống ngàn thước, nên có tên là núi Bá Trượng. Sư trụ trì chưa đầy một
tháng, người bốn phương đến tham học vân tập hơn một nghìn, trong đó Qui Sơn và
Hoàng Bá làm thượng thủ. Từ đó pháp môn càng ngày càng hưng thạnh, tông phong
lừng lẫy, Sư bèn quyết ý lập ra thiền viện đầu tiên. Trước kia các tự viện
thiền tông đều nhờ vào chùa của luật tông, từ nay mới được lập riêng. Sư là
người khởi sáng cho thiền tự được độc lập, soạn định chế độ tòng lâm, gọi là Bá
Trượng thanh quy, nên cũng được tôn xưng là Tổ Trung Hưng của thiền tông.
Một hôm sư hỏi Mã
Tổ:
- Bỗng có người
đến hỏi Phật pháp thì lúc ấy phải đáp như thế nào?
Mã Tổ cầm cây phất
tử đưa lên và hỏi:
- Chỉ có cái này
hay còn cái khác?
Mã Tổ đem cây phất
tử buông xuống chỗ cũ . Hỏi lại Bách Trượng:
- Về sau ông sẽ
dạy người thế nào?
Bách Trượng cầm
cây phất tủ đưa lên, Mã Tổ nói:
- Chỉ cái này hay
còn cái khác?
- Bách Trượng cũng
buông cây phất tử xuống chỗ cũ.
Mã Tổ hét một
tiếng lớn, khiến cho Bách Trượng điếc tai ba ngày. Về sau Bách Trượn ở núi Đại
Hùng, đem việc này thuật lại cho Hoàng Bá và Qui Sơn nghe, Hoàng Bá nghe xong
le lưỡi.
Bách Trượng nói
với Hoàng Bá:
- Ông về sau nối
dòng Mã Tổ
Hoàng Bá thưa:
- Chẳng, đúng nếu
nối dòng Mã Tổ thì về sau mất hết con cháu của con!
Đây là biểu thị
Hoàng Bá đích thân đích thân từ Bách Trượng mà thấy được đại cơ đại dụng của Mã
Tổ, cho nên chỉ chịu nối dòng Bách Trượng mà chẳng chịu nối Mã Tổ
Một hôm Qui Sơn
đứng hầu bên hữu Bách Trượng, Bách Trượng yêu cầu Qui Sơn:
- Dẹp bỏ cổ họng
môi lưỡi nói một câu!
Qui Sơn thưa
- Thỉnh hòa thượng
nói!
Trượng bảo:
- Ta chẳng từ chối
nói cho ông nghe, nhưng về sau mất hết con cháu của ta!
Đây là căn nguyên
mà Bách Trượng về sau mở ra hai tông Lâm Tế và Qui Ngưỡng
Sư là người siêng
năng làm việc, mỗi khi có việc nhà chùa đều tự mình làm trước cả đại chúng;
người chủ sự lén dấu dụng cụ canh tác của Sư, mời Sư nghĩ ngơi, Sư nói:
"Đức ta không đủ, đâu dám trúc sự lao động của mình cho người khác!".
Kiếm dụng cụ không được thì ngày đó không ăn, cho nên mới có câu: "Nhất
nhật bất tác, nhất nhật bất thực" (Một ngày không làm, một ngày không ăn).
Vì thế mới biết được gia phong của Sư chân thật như thê nào, thật đáng làm mô
phạm cho muôn đời.Ngày 17 tháng giêng năm Nguyên Hòa thứ 9 đời nhà Đường (CN
8l4) Sư thị tịch, thọ 9l tuổi
3. SƠ LƯỢC NỘI DUNG BẢN THANH QUY
3.1. Lịch sử ra đời tác phẩm
Sách Bách Trượng thanh quy, được biên soạn vào thế kỷ
thứ 8, đời Đường, là một nỗ lực của Đại sư Bách Trượng Hoài Hải nhằm tập hợp,
hệ thống hoá, làm cương lĩnh sinh hoạt cho Tăng Ni tại các Tòng lâm ở Trung
Hoa, sau khi Phật giáo đã du nhập và phát triển nơi đất nước rộng lớn này gần 7
thế kỷ. Bách Trượng Thanh Quy đã được lưu hành rộng khắp nơi, có giá trị như
một kim chỉ nam hướng dẫn mọi sinh hoạt trong đời sống của người xuất
gia, trải qua mấy trăm năm. Nhưng rồi Bách Trượng thanh quy đã bị thất lạc. Đến
thập niên 30 của thế kỷ 14, đời vua Thuận Đế nhà Nguyên, thiền sư Đông Dương
Đức Huy – cháu nối dòng pháp đời thứ 18 của tổ Bách Trượng đã tạo được sự hỗ
trợ tốt đẹp từ triều đình nhà Nguyên, căn cứ theo các bộ Thanh Quy hiện hành,
đối chiếu với truyền thống sinh hoạt nơi Tổ đình núi Bách Trượng, tham khảo các
tài liệu đã trích dẫn từ Bách Trượng thanh quy, tu chính, bổ khuyết để soạn
thành Bộ Thanh Quy mới mang tính hoàn chỉnh, đó là bộ Sắc tu Bách Trượng thanh
quy nổi tiếng, truyền đến ngày nay do Hòa thượng Thích phước Sơn và Lý Việt
Dũng căn cứ thao bản hiệu có trong Taishō.
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taishō) đã dành riêng
một Bộ: Bộ Chư Tông - gồm hơn bốn tập, từ cuối tập 44 và các tập 45, 46, 47, 48
để tập hợp giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của các Tông phái thuộc Phật
giáo Trung Hoa, mở đầu là tác phẩm Đại Thừa Nghĩa Chương (N0 1851) của Đại sư
Tuệ Viễn (Tuỳ) và sau hết là tác phẩm Sắc tu Bách Trượng thanh quy (N0 2025) do
Thiền sư Đức Huy (Nguyên) trùng biên. Tất nhiên, hầu hết các tác phẩm thuộc Bộ
Chư Tông kể trên đều do các Đại sư, các Học giả của Phật học Trung Hoa trứ thuật,
sáng tác và hiển nhiên những tác phẩm ấy có giá trị, có những ảnh hưởng nhất
định.
Bộ sách này cung cấp cho chúng ta hầu như gần hết các
thuật ngữ chuyên dụng trong thiền môn về mọi phương diện như chức vụ, danh
xưng, cơ sở, lễ nghi, pháp khí, công cụ hành đạo v.v… Có thể nói, từ hơn 600
năm qua, bộ Sắc tu có ảnh hưởng khá sâu rộng đối với Thiền tông Việt Nam nói
riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung”(Sắc tu, trang 8- 9).
3.2. Tóm Tắt Thanh Quy Bách Trượng
3.2.1. Quyển 1: có 2 chương.
chương 1 là chúc
nước dân giàu mạnh
Chương 2 nói về việc báo đền ân đức
cao trọng
3.2.2. Quyển 2: có 3 chương.
Chương 3 Báo bổn (báo gốc): uống nước nhớ nguồn những ngày lễ vía
Phật, Bồ Tát
Chương 4 báo ân các vị tổ sư đã có công hoằng truyền giáo pháp đức Phật
Chương 4 báo ân các vị tổ sư đã có công hoằng truyền giáo pháp đức Phật
Chương 5 gồm 6 mục
Mục 1 gồm những quy tác, vai trò của Trụ trì.
3.2.3. Quyển 3: nối tiếp 5 mục của
chương 5
Tiếp chương 5
Mục 2 phương thức mời
một trụ trì mới
Mục 3 Tân thọ mạng Trụ
trì vào thiền viện mới
Mục 4 Qui đinh Trụ trì
từ chức
Mục 5 nghi lễ và cách thức sắp xếp khi một trụ
trì qua đời
Mục 6 cách thức suy cử
một Trụ trì
3.2.4. Quyển 4: có 2 chương.
Chương 6 cách thức tổ chức và quản
lý một tự viện, hai dãy đông – tây đại chúng
Chương 7 khuyến khích đại chúng tu
học và giữ phép lục hòa trong chúng
3.2.5. Quyển 5: nối tiếp chương 7 có
13 mục
Tiếp những cách
giữ lục hòa trong chúng và cách thức một hành giả tu Phật từ bước sadi phải làm
gì thọ giới như thế nào, sắm sửa đạo cụ ra sao…khi lên thiền đường ngồi thiền
với đại chúng thì oai nghi như thế nào
3.2.6. Quyển 6: nối tiếp quyển 5. có
10 mục
Tiếp chương 7 đó là phép lục hòa, những
phương cách sinh hoạt trong chốn tòng lâm, khi có một vị tăng viên tịch phải
làm thế nào, vật dụng của vị tăng đã tịch xử lí ra sao.
3.2.7. Quyển 7: có 1 mục của quyển 6
và 1 chương 8
Chương 8 cách thức thông báo và tổ
chức các ngày lễ tiết và hạ an cư
3.2.8. Quyển 8: chương 9 nói về những vật dụng của thiền môn
Nói về các loại
pháp khí và cách thức hiệu lệnh trong đại chúng.
3.3.1. Trùng nguyên nghĩa
Có 5 trùng nguyên nghĩa:
1- Lấy nhơn dụ - pháp làm danh
2- Quyền - thật - tướng làm thể
3- Giữ luật lệ nội hộ làm tông
4- Y pháp rõ sự làm dụng
5- Lấy sữa đặc bơ và dụng là giáo tướng.
2- Quyền - thật - tướng làm thể
3- Giữ luật lệ nội hộ làm tông
4- Y pháp rõ sự làm dụng
5- Lấy sữa đặc bơ và dụng là giáo tướng.
3.3.2. Dựa theo thời cuộc
Theo bài tự ngôn
của văn bản Dương Ức Cổ Thanh Quy, và truyện viết về Bách Trượng trong Tống Cao
Tăng Truyện của Tán Ninh, qua đó chỉ có thể dẫn ra một cách khái quát nội dung
quan trọng về vấn đề Thanh Quy trong chốn Tùng Lâm mà Bách Trượng đã xây dựng
nền tảng, đó là:
1.
Khi vào tăng đường, bất kể trình độ(tu chứng, học tập) thấp
cao, tất cả đều tập trung vào một chỗ để tham học. trong thiền đường bố tri một
cái giường được gọi là “trường liên sang”(giường dài liên tiếp), mọi người đều
sử dụng nó để nằm hay ngồi tọa thiền.
2.
Trụ trì gọi là trưỡng lão, ở tại phương trượng.
3.
Không xây phật điện, chỉ có pháp đường để vị trưỡng lão nói
pháp, hai bên xếp hang đứng nghe. Trụ trì hay trưỡng lão đăng đàn thuyết pháp,
hoặc nêu ra những phạm trù trọng yếu của tông môn cho hành giả tham học,, những
sự kiện như vậy đều được tiến hành ở đây.
4.
Thường hạnh là ở trên dưới cùng chung sức thính pháp, cùng
lao động tập thể theo qui định, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Đây là một sự kiện
nảy sinh độc đáo, đúng alf cuộc sang tạo trong xây dựng, và là cư sở kinh tế
duy nhứt trong chốn thiền lâm vào thời ấy. có thể cho rằng, bốn điều khoản vừa
nêu ra là cốt tủy của thanh quy bách trượng. những điểm như vậy, đã đáp ứng
được sự phát triển và những.
Thiền học mà đại
sư nêu giữ, thực sự kết hợp khắng khít với sinh hoạt đời thường, phật sự phải
được nghiệm chứng trong cần lao trường ngày như vậy. tinh thần lạc quan của
thiền tông tích cực nhắm tới, là sự biểu hiện toàn vẹn ở việc lao động thực tế.
điều này cùng với quan điểm dẫn đọa được đại sư nêu lên, kết hợp cùng việc rèn
luyện chính bản thân của hành giả là không thể tách rời. thường khi lao động,
Sư nghỉ ngơi, Sư nói “ta vốn vô đức, phải cực cho người sao?” khi nào tìm kiếm
khắp mà không gặp nông cụ, thì khi đó Sư bỏ ăn. Do vậy mới có câu “một ngày
không làm, một ngày không ăn” lẫy lừng thiên hạ.
3.4. Sự truyền thừa:
Tào Khê
Huệ Năng (638 - 713) -> Nam
Nhạc Hoài Nhượng -> Mã Tổ Đạo
Nhất -> Bách Trượng Hoài Hải
Tông Lâm
Tế:
1 Mã Tổ Đạo Nhất -> 2 Bách
Trượng Hoài Hải -> 3 Hoàng Bá Hy Vận -> 4 Bùi Hưu, đồng 4 Lầm Tế Nghĩa
Huyền -> 5 Hưng Hóa Tồn Tương -> 6 Nam Viện Huệ Ngung -> 7 Phong Huyệt
Diên Chiểu (Lâm Tế Tông). Đồng 4 Mục Châu Đạo Tung. Đồng 5
Ngụy Phủ Đại Giác, 5 Tam Thánh Huệ Nhiên. Về sau Tông Lâm Tế chia thêm 2 nhánh
truyền thừa cho đến ngày nay.
Tông Quy
Ngưỡng:
1 Mã Tổ Đạo Nhất ->
2 Bách Trượng Hoài Hải -> Đồng 3 Phúc Châu Đại An, đồng 3 Quy
Sơn Linh Hựu -> 4 Ngưỡng Sơn Huệ Tịch -> 5 Tây Tháp Quang
Mục -> 6 Tư Phúc Như Bảo (Quy Ngưỡng
Tông).
Đồng 5 Nam
Tháp Quang Dũng -> 6 Ba Tiêu Huệ Thanh (Quy Ngưỡng Tông). Đồng 4 Linh Vân Chí Cần, đồng 4 Hương Nghiêm Trí Nhàn.
4. GIÁ TRỊ VÀ ỨNG DỤNG
4.1. Giá trị
Cuộc sống của người dân
thường cũng cần có luật pháp, bậc tăng sĩ mô phạm của nhân thiên cũng có phạm
hạnh. Cho nên vấn đề giới luật được đức Phật nhấn mạnh trong kinh Đai Bát Niết
Bàn “hãy lấy Ba La Đề Mộc Xoa làm thầy”, trãi qua mấy nghìn năm thời đại thay
đổi, dẫn đến hoàn cảnh thay đổi, nhận thức con người cũng đổi thay qua từng
thời kỳ. Nhận thấy xã hội và thời cuộc
nên thiền sư Bách Trượng mới trước tác Thanh Quy để khế thời, khế cơ, khế lý mà
áp dụng vào đời tu sĩ làm cho phù hợp hơn, tạo sự thanh tịnh trong tăng đoàn.
Thanh quy này, từ ngài
Phương Trượng cho đến ban chấp sự không một người nào chẳng đọc qua, mà với kẻ
mới học thật là cần thiết để việc hành trì được thuần thục; chẳng nên gặp việc
không nghi. Vã nhờ đó hành giả mới có thể thúc liễm hình nghi, huân tập tâm
thức; hiện tại không buông lung gây thêm lầm lỗi, mai hậu mới xứng đáng bậc thầy
mô phạm làm lợi ích trời người không nhỏ.
Ba hạng căn đều được
lợi, người lợi độn căn đều thấm nhuần một lần đọc qua dường như văn dễ hiểu,
đọc kỹ lại đến lần thứ ba, thứ tư nghĩa lý thâm sâu khó lường. Kẻ thô tâm hời
hợt trong sách khó mong nuốt trôi. Trong tập này đối với chỗ nghĩa sâu khó hiểu
thời dẫn chứng nghĩa rõ ràng dễ hiểu để tiện cho người sơ cơ lãnh hội.
4.2. Ứng dụng
Trong cuộc sống tăng sinh, đa phần
nhiều nơi về câu hội để tu học, nhờ lòng từ bi của các bậc thầy giáo thọ, hoặc
các vị trụ trì tại trú xứ thành phố Hồ Chí Minh, mà cho chúng ta tá túc tu học.
Đó là đại ân, đại đức mà ta không thể đền trả, chỉ có thể giữ đúng tinh thần
giới luật của phật, oai nghi phép tắc mà tại bổn tự quy định, đó là chổ mong
câu mà chư tôn thiền đức luôn hi vọng.
Tình hình các tự viện ở Việt Nam chúng ta
không như thời của tổ Bách Trượng, có nhiều chùa chỉ có một thầy một trò, hoặc
chỉ có một vị ở chùa nhất tăng nhất tự.
Như thế thì khó mà tổ chức như trong Thanh Quy được, nhưng cũng không thể bỏ
hoàn toàn bởi oai nghi phép tắc của một vị tu sĩ thì không thể thiếu. Nên việc
áp dụng giới luật Phật và Thanh Quy cũng trở nên linh hoạt hơn; như những vấn
đề: uống nước nhớ nguồn các lễ báo trọng ân, hay sử dụng pháp khí trong tự
viện…tất cả cần phải tham học nơi Thanh Quy. Vấn đề tự túc tự lực cánh sinh, mà
tổ Bách Trượng niêu từ thời xưa thì ngày nay rất cần thiết cho cuộc sống hàng
tăng lữ, vì ở quốc gia chúng ta không có sự trợ cấp của nhà nước như thời xưa.
Nhưng việc làm kinh tế nuôi sống cho chùa thì cũng không nên coi trọng nó quá
mà dẫn đến không khác kẻ đời, tối ngày chỉ mưu tính việc hơn thua, lời lổ,
phiền não vây bũa cõi tâm uỗng một đời tu. Nên tri túc là thường lạc, tức là
không nên quên đi bản nguyện ban đầu xuất gia vì mục đích giải thoát giác ngộ.
Oai nghi tế hạnh và
giới luật là điều cần yếu cho người con Phật, cho dù Tiểu Thừa hay Đại Thừa đều
phải hành trì giới luật. Một lời xấu ác đã phát ra, ngưng làm tức gìn giữ, đây
cũng chính là Thanh Quy vậy. Chốn Thiền môn có điều luật cấm lỗi, ngăn quấy
v.v... là để giữ luật, dứt ác. Mỗi mỗi nghi tiết như tham thiền, niệm Phật
v.v... là giữ luật hành trì. Cả hai điều dứt và làm đây phù hợp với giới luật. Ngoài
ra, lấy đức cảm hóa người làm cho họ phát tâm tin Phật pháp. Trong lo việc duy
trì chánh pháp, luôn đem pháp truyền bá sâu rộng, làm cho bánh xe pháp lưu
chuyển mãi không ngừng, như vậy để lợi mình và lợi người: Đây gọi là giữ luật
bên trong làm Tông vậy. Nếu người không giữ giới luật, không theo đúng Thanh
Quy chính là ác ma tự phá diệt Phật pháp.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Hai chữ Thanh Quy là
Pháp. Trước hết có nghĩa là gạn cho lắng sạch, mô phạm thanh bạch, trải ra hằng
ngày mà xiển dương giáo pháp Phật đà. Trong đời sống của người xuất gia, về cơ
bản, giới luật chính là trang nghiêm tự thân, hướng về mục tiêu hoàn thiện
chính mình, còn những quy định, thanh quy thiền môn là pháp thức hành xử trong
các mối quan hệ đối nhân, tiếp vật. Sống là sống với, do đó những pháp quy mang
bản chất thanh tịnh và giải thoát sẽ là hệ quy chiếu cần thiết để ổn định một
đời sống tập thể.
Và với câu nói: “một
ngày không làm là một ngày không ăn”, nay còn truyền rộng trong đời. Nơi đây
thể hiện tinh thần tự lực cánh sinh của tăng ni, chủ động được trong mọi tình
huốn. Phương châm này rất phù hợp cho tinh thần nhập thế thời hiện đại.
THƯ MỤC THAM KHẢO:
- Sắc tu Bá Trượng
thanh quy do HT.Phước Sơn và Thầy Lý Việt Dũng soạn dịch,
- Bá Trượng Tòng lâm thanh quy do HT. Bảo Lạc
dịch.
- Tham khảo trên các trang wep như
- Tình hình đời
sống tu sĩ hiện nay được cập nhật trên tờ báo Giác ngộ…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét