Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

THUYẾT ĐỐN NGỘ THÀNH PHẬT CỦA NGÀI TRÚC ĐẠO SANH


1. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ NGƯỜI ĐỀ XUẤT
Đạo Sanh ( , khoảng 360 434) là một Phật học gia lỗi lạc của Phật giáo Trung Hoa. Đại sư sinh tại Bành Thành, xuất gia và tu học với Trúc Pháp Thái (319 387) (1) tại Kiến Khương. Khoảng năm 405 hoặc 406, sau khi trú tại Lô Sơn của Tuệ Viễn ( ) (2) chừng 7 năm, Đạo Sanh bèn vân du đến Trường An (3) để theo học với Cưu ma La thập (Kumàrajìva, 344 413). Đại sư La thập bấy giờ đã ở đó từ năm 401, với hơn 3 ngàn đệ tử quy tụ dưới trướng để tham học giáo nghĩa Đại thừa. Nhưng Đạo Sanh chỉ ở Trường An một thời gian ngắn, chỉ có 2 năm mà thôi. Thế nhưng, tuy thời gian kể như quá ngắn đó, cũng đủ để biểu lộ tài năng của Đạo Sanh qua việc ngài được đặt vào ngôi vị hàng đầu của "tứ kiệt" (4), đứng đầu Bát Hùng và Thượng thủ mười lăm đệ tử xuất chúng của La thập.
Cũng trong thời gian này, Đạo Sanh xướng thuyết "Nhất xiển đề ca cũng có Phật tánh"; Nhất xiển đề ca (icchantikas) vốn là hạng người bị xem là hạ tiện không có tánh thể giác ngộ (tức Phật tánh) cho nên không thể đạt được giác ngộ. Xướng thuyết này của Đạo Sanh gặp phản ứng và gây tranh luận dữ dội trong giới Phật học đương thời. Tư tưởng táo bạo mới mẻ này khiến Đạo Sanh bị trục xuất khỏi đạo tràng Kiến Khương vào năm 428 (hoặc 429); Đại sư bèn vân du đó đây cho đến năm 430 thì về đến Lô Sơn lần nữa.
Sau đó không lâu thì toàn bản kinh Niết Bàn được Đàm Vô Sấm (còn gọi là Đàm Vô Sám, Dharmarakshema, 385 433 hay 436) dịch hoàn tất vào năm 421 tại miền Bắc và lưu truyền đến Nam; bấy giờ người ta mới thán phục thần ngộ và viễn kiến sâu sắc của Đạo Sanh. Đạo tràng Kiến Khương vội cung thỉnh Đại sư trở về, nhưng ngài vẫn ở lại Lô Sơn, hoàn tất bản sớ giải kinh Pháp Hoa năm 432. Đến năm 434, đại sư thị tịch trong lúc giảng pháp đến phần kết, vẫn trong tư thế ngồi, ứng với lời thề trong đại chúng về thuyết Nhất xiển đề cũng có Phật tánh.
Đối với Đạo Sinh thì Phật tính trong Đại bát niết bàn kinh và tính Không trong kinh Bát nhã ba la mật đa chỉ là một: cả hai đều vô tướng, vô tính. Phật tính và tính Không chính là Niết bàn, là trạng thái không còn phân biệt giữa chủ thể và khách thể. Đối với Sư, không có một Tịnh độ ngoài thế giới này vì chư Phật không hề rời chúng ta, luôn luôn ở trong ta.
Đạo Sinh có nhiều quan điểm cách mạng so với thời bấy giờ, góp công rất lớn thúc đẩy sự phát triển của nền Phật giáo Trung Quốc. Sư quan niệm rằng, bất cứ ai cũng có Phật tính, bất cứ ai cũng có thể thành Phật tức khắc “Đốn Ngộ Thành Phật”. Sư có công tổng hợp hai bộ kinh Đại bát niết bàn và Bát nhã ba la mật đa. Ngày nay các tác phẩm của Sư đã thất lạc, người ta chỉ tìm thấy quan điểm của Sư rải rác trong các bộ luận
2. KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG ĐỐN NGỘ THÀNH PHẬT
Trúc Đạo Sanh đưa ra nguyên tắc trọng yếu trong nhận thức luận và phương pháp luận qua đoạn:
《高僧傳》卷7:「夫象以盡意。得意則象忘。言以詮理。入理則言息。自經典東流譯人重阻。多守滯文鮮見圓義。若忘筌取魚始可與言道矣。於是校真俗研思因果」(CBETA, T50, no. 2059, p. 366, c14 17)
Cao tăng truyền quyển 7: “phu tượng dĩ tận ýĐắc ý tắc tượng vongNgôn dĩ thuyên lýNhập lý tắc ngôn tứcTự kinh điển đông lưu dịch nhân trọng trởĐa thủ trệ văn tiển kiến viên nghịNhược vong thuyên thủ ngư thủy khả dữ ngôn đạo hĩƯ thị hiệu duyệt chân tục nghiên tư nhân quả” .
phù hiệu để đạt ý, tức nương nơi “tượng” đạt được ý nghĩa. Khi đạt được ý nghĩa, thể nhập chân lý nên bỏ đi phù hiệu và ngôn ngữ.
Dịch là: xét hình thì phải rõ ý đặng ý thì phải quên hình. Lời nói thì phải rõ được lý đặng lý thì phải quên lời. Kể từ khi kinh điển truyền sang Đông độ, người Trung hoa trong lúc phiên dịch gặp không ít trở ngại, phần nhiều trệ vào văn chương mà ít làm sáng tỏ nghĩa lý, bằng quên nơm đặng cá thì lời nói mới có thể hợp với đạo.
Trên nền tảng của nguyên tắc tư tưởng này, tiến thêm một bước để thành lập Thuyết Đốn Ngộ Thành PhậtTức là thuyết Thành Phật một cách nhanh chóng, không qua thứ lớp nên gọi là đốn, khác vơi tiệm là thứ lớp.
Điều này Đức Phật cũng nói trong Kinh Pháp Hoa, ở phẩm Đề Bà Đạt Da, về việc nàng Long Nữ thành Phật nhanh chóng cho đến chư vị Bồ Tát và ngài Xá Lợi Phất không thể thấu xuốt được nguyên nhân.
“Ngài Văn thù sư lợi nói:
  Ta ở biển chỉ thường tuyên nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Ngài Trí Tích hỏi ngài Văn thù sư lợi rằng:
  Kinh này rất sâu vi diệu là báu trong các kinh, trong đời rất ít có, vậy có chúng sanh nào siêng năng tinh tấn tu hành kinh này mau được thành Phật chăng?
Ngài Văn thù sư lợi nói:
  Có con gái của vua rồng Ta kiệt la mới tám tuổi mà căn tánh lanh lẹ, có trí tuệ, khéo biết các căn tánh hành nghiệp của chúng sanh, được pháp tổng trì, các tạng pháp kín rất sâu của các Phật nói đều có thể thọ trì, sâu vào Thiền định, rõ thấu các pháp. Trong khoảnh sát na phát tâm Bồ đề được bậc Bất thối chuyển, biện tài vô ngại, thương nhớ chúng sanh như con đỏ, công đức đầy đủ, lòng nghĩ miệng nói pháp nhiệm mầu rộng lớn, từ bi nhân đức khiêm nhường, ý chí hòa nhã, nàng ấy có thể đến Bồ đề.
Trí Tích Bồ tát nói rằng:
  Tôi thấy đức Thích ca Như Lai ở trong vô lượng kiếp làm những hạnh khổ khó làm, chứa nhiều công đức để cầu đạo Bồ đề chưa từng có lúc thôi dứt, ta xem trong cõi tam thiên đại thiên nhẫn đến không có chỗ nhỏ bằng hột cải, mà không phải là chỗ của Bồ tát bỏ thân mạng để vì lợi ích chúng sanh, vậy sau mới được thành đạo Bồ đề. Chẳng tin Long nữ đó ở trong khoảng giây lát chứng thành bậc Chánh giác.
Nói luận chưa xong, lúc đó con gái của Long vương bỗng hiện ra nơi trước, đầu mặt lễ kính Phật rồi đứng một phía nói kệ khen rằng:
Thấu rõ tướng tội phước
Khắp soi cả mười phương
Pháp thân tịnh vi diệu
Đủ ba mươi hai tướng
Dùng tám mươi món tốt
Để trang nghiêm Pháp thân
Trời, người đều kính ngưỡng
Long thần thảy cung kính
Tất cả loài chúng sanh
Không ai chẳng tôn phụng
Lại nghe thành Bồ đề
Chỉ Phật nên chứng biết
Tôi nói pháp Đại thừa
Độ thoát khổ chúng sanh.
GIẢNG:
Ở đây không những nam tử được Bồ tát Văn thù giáo hóa cho thành Phật, mà hàng nữ nhi như Long nữ cũng được độ thành Phật. Long nữ chẳng những mang thân nữ lại còn là loài rồng mới có tám tuổi, mà nói thành Phật thì Bồ tát Trí Tích không tin. Tại sao? Vì Trí Tích là trí do huân tập. Bởi do huân tập được, nên chỉ biết tu mà được thành Phật. Thành Phật là phải trải qua vô lượng kiếp hành Bồ tát đạo, như lời Phật Thích ca kể lại tiền thân của Ngài. Bây giờ nói Long nữ, vừa là nữ, vừa là thú, vừa là nhỏ mà thành Phật, thì làm sao tin được? Nên với Bồ tát Trí Tích, Ngài không thể tin. Còn Bồ tát Văn thù là Căn bản trí, biết rõ tất cả chúng sanh đều có sẵn Tri kiến Phật, nếu căn tánh lanh lợi khi được khai thị, tin nhận và hằng sống với Tri kiến Phật là thành Phật, bất luận là nam hay nữ, lớn hay nhỏ, người hay thú.
CHÁNH VĂN:
  Bấy giờ, ngài Xá lợi phất nói với Long nữ rằng:
  Người nói không bao lâu chứng được đạo Vô thượng, việc đó khó tin. Vì sao? Vì thân gái nhơ uế chẳng phải là pháp khí, thế nào có thể được thành Vô thượng Chánh giác? Đạo Phật xa rộng phải trải qua vô lượng kiếp cần khổ chứa nhóm công hạnh, tu đủ các độ, vậy sau mới thành được. Lại thân gái còn có năm điều chướng: một, chẳng được làm Phạm thiên vương; hai, chẳng được làm Đế Thích; ba, chẳng được làm Ma vương; bốn, chẳng được làm Chuyển Luân Thánh vương; năm, chẳng được làm Phật. Thế nào thân gái được mau thành Phật?
Lúc đó, Long nữ có một hột châu báu, giá trị bằng cõi tam thiên đại thiên đem dưng lên đức Phật. Phật liền nhận lấy. Long nữ nói với Trí Tích Bồ tát cùng Tôn giả Xá lợi phất rằng: 
  Tôi hiến châu báu, đức Thế Tôn nạp thọ, việc đó có mau chăng?
Đáp:
  Rất mau.
Long nữ nói:
  Lấy sức thần của các ông xem tôi thành Phật lại mau hơn việc đó.
Đương lúc đó cả chúng hội đều thấy Long nữ thoạt nhiên biến thành nam tử, đủ hạnh Bồ tát, liền qua cõi Vô cấu ở phương Nam ngồi tòa sen báu thành bậc Đẳng chánh giác, đủ ba mươi hai tướng, tám mươi món đẹp, khắp vì tất cả chúng sanh trong mười phương mà diễn nói pháp mầu.
Khi ấy, trong cõi Ta bà hàng Bồ tát, Thanh văn, trời, rồng, bát bộ, nhân cùng phi nhân đều xa thấy Long nữ thành Phật khắp vì hàng nhân thiên trong hội đó mà nói pháp, sanh lòng vui mừng đều xa kính lạy, vô lượng chúng sanh nghe pháp tỏ ngộ được bất thối chuyển, vô lượng chúng sanh được lãnh lời thọ ký thành Phật. Cõi Vô cấu sáu điệu vang động, cõi Ta bà ba nghìn chúng sanh trụ bậc Bất thối, ba nghìn chúng sanh phát lòng Bồ đề mà được lãnh lời thọ ký.
Trí Tích Bồ tát và ngài Xá lợi phất tất cả trong chúng hội yên lặng mà tin nhận đó.
GIẢNG:
Không riêng gì Bồ tát Trí Tích không tin Long nữ sẽ thành Phật mà cả Tôn giả Xá lợi phất cũng không tin. Ngài nêu lên năm điều mà nữ giới không thể làm được, là Phạm thiên vương, Đế Thích, Ma vương, Chuyển Luân Thánh vương, Phật. Thông thường những người tu hành có liên hệ tình cảm với phái nữ, nửa chừng cởi áo tu ra đời thì bấy giờ người nữ ấy bị coi như ma nữ, phá hại người tu hành. Ở đây nói nữ giới không thể làm Phạm thiên, Đế Thích, Chuyển Luân Thánh vương, cho đến Ma vương cũng không làm được. Tại sao chê phái nữ quá vậy? Như trước đã nói, tuy Tôn giả Xá lợi phất đã được thọ ký, nhưng Ngài còn quen cái nhìn theo nghiệp tướng, thấy người nữ nghiệp nặng hơn người nam, nên không thể làm Phạm thiên, Đế Thích... Vì nhìn trên nghiệp tướng nên thấy người nữ khó tu hơn người nam.
Long nữ dâng hạt châu lên Phật để cúng dường, có nghĩa là trình sự tin nhận Tri kiến Phật. Giống như trình sở ngộ để Phật Tổ ấn chứng cho chỗ tin, thấy của mình là không sai. Việc thành Phật của Long nữ nhanh hơn việc dâng châu lên Phật.
Bấy giờ trong chúng hội đều thấy Long nữ thoạt biến thành nam tử đầy đủ công hạnh Bồ tát, liền qua cõi Vô cấu thành Phật thuyết pháp. Ngài Trí Tích thuộc hàng Bồ tát, Tôn giả Xá lợi phất thuộc hàng Thanh văn, cả hai đều là bậc trí tuệ. Nhưng trí tuệ của hai Ngài do huân tập, còn hạn cuộc trong vòng tương đối nên còn thấy theo nghiệp tướng, vì vậy mà không thể tin Long nữ thành Phật. Căn cứ trên nghiệp tướng thì thân nam nữ có sai biệt, nhưng Tri kiến Phật sẵn có nơi mỗi người thì không khác. Hơn nữa Tri kiến Phật không có nam nữ đối đãi, vì không có nam nữ đối đãi nên ai nhận ra Tri kiến Phật thì thành Phật, bất luận nam hay nữ, không nhận được thì không thành Phật.
Phẩm này nêu lên hai đặc điểm:
  Thứ nhất là bình đẳng giữa thiện và ác, kẻ ác người thiện ai cũng có Tri kiến Phật như nhau. Dù ác dù thiện một phen nhận ra Tri kiến Phật của chính mình thì thành Phật. Chẳng hạn đồ tể Quảng Ngạch ngộ được lý đạo liền nói: “Hôm qua tâm dạ xoa, ngày nay mặt Bồ tát, dạ xoa và Bồ tát, chỉ cách một đường tơ.” Ở đây Phật thọ ký cho Đề bà đạt đa thành Phật là để nói kẻ ác phạm tội ngũ nghịch như Đề bà đạt đa vẫn có Tri kiến Phật, nếu thức tỉnh tu hành thì cũng thành Phật.
  Thứ hai là bình đẳng giữa nam và nữ, giữa người và thú, người nam hay người nữ, kể cả súc sanh đều có Tri kiến Phật. Vì vậy mà Bồ tát Thường Bất Khinh gặp ai cũng nói: “Tôi không dám khinh các ngài, các ngài sẽ thành Phật.” Đó là để nói lên ý nghĩa này. Ai ai cũng có Tri kiến Phật, nhưng vì quên nên không nhận, vì vậy mà cứ luân hồi mãi trong sáu đường. Nếu nhận ra thì thành Phật, nên ở đây Long nữ khi nghe kinh Pháp Hoa liền tin nhận và thành Phật.
  Phẩm kinh này dạy cho chúng ta một lối nhìn bình đẳng, dù là người thiện hay ác, đều thấy như nhau, đối với người ác, không khinh thường, không ác cảm, dù là người nam hay nữ cũng thấy như nhau, vì ai ai cũng có Tri kiến Phật. Dù là người hay thú, tất cả đều có Tri kiến Phật nên không nỡ hại nhau. Nếu tin nhận được thì công đức vô lượng.
Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Trích Phẩm 12 “Đề Bà Đạt Đa” trong “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải”
Trong kinh Hoa Nghiêm có bài kệ quen thuộc ta hay tụng đọc:
“ nhược nhơn dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thuyết duy tâm tạo”
Ví dụ: nắm tay và buôn tay đều do ta. Phiền não hay thanh tịnh đều do ta chứ không ai. Mê ngộ cũng thế. Xã ly hay chấp đều do ta.
đại niết bàn kinh tập giải quyển nhất tái:đạo sanh viết phu chân lý tự nhiên, ngộ  diệc minh phùChân tắc vô saingộ khởi dung dịBất dịch chi thể, trạm nhiên  thường chiếuđãn tùng mê quai chi sựvị tại ngã nhĩ
Tùy Thạc Pháp Sưtam luận du ý nghĩa tái Trúc Đạo Sanh sư dụng đại đốn ngộ nghị dãkim cương dĩ hoàn giai thị đại mộngkim cương dĩ hậu giai thị đại giác dã
3. KHÁI NIỆM TRÊN NGÔN NGỮ VỀ ĐỐN NGỘ   PHẬT TÁNH
    a. Đối với đốn ngộ là tiệm ngộ
Tiệm Ngộ: Tiệm: dần dần. Tiệm ngộ là chứng ngộ dần dần, ví như lại gần đèn chừng nào thì sáng hơn chừng nấy.
Đốn ngộ:
Theo chữ hán thì ta có:
Theo tự điển Phật học, của nguyên hảo, nxb về nguồn, 1999, tr. 207
Đốn ngộ: SUDDEN ENLIGHTENMENT:
SUDDEN: đột ngột
ENLIGHTENMENT: giác ngộ
=> Giác ngộ đột ngột
Theo tự điển Thiều Chửu: Đốn: mau lẹ, tức thì; 6: đốn giáo: chữ trong kinh Phật: dùng một phương pháp tuyệt mầu khiến cho mình theo đó mà tu được tới đạo ngay.
Do đó ta có thể định nghĩa lại như sau:
  Đốn Ngộ: Tỉnh ngộ tức khắc. liền chứng ngộ Phật quả..
  Tiềm ngộ: là giác ngộ từng bậc, thứ cấp, rốt mới đến quả vị Phật gọi là giác hạnh viên mãn.
Phật giáo trọng tâm hướng dẫn mọi người theo đường giải thoát, thập phần đều là có phương pháp, thứ lớp tu hành( 7 trạm xe, 16 tầng tuệ), đối với kiến đạo tu đạo đều có quy định thứ lớp cụ thể, làm nên hệ thống tu hành thứ lớp thật nghiêm mật hoàn chỉnh. Đối với tu hành thứ lớp này các phái Phật giáo có quan điểm không giống nhau nhưng đều chủ trương Tiệm Ngộ. Như Kinh Hoa Nghiêm nói về Thập địa Bồ Tát và dần mới lên đến đại giác ngộ Phật quả.
Phẩm Thập địa quy định như trên, nhưng các vị Đại sư Phật giáo Trung Quốc lý giải không giống nhau, như Đông Tấn Thanh đàm danh tăng Chi Đạo Lâm cho rằng Thập địa là một quá trình Tiệm ngộ, tu hành đến Thất địa chủ trương chứng ngộ triệt để toàn thể chân lý chân như thật tướng được người sau gọi là Thuyết Tiểu Đốn Ngộ. Nơi hay còn gọi là Phần giác, tức giác ngộ từng phần.
b. Đốn ngộ thành Phật:
NHẤT THIẾT CHÚNG SANH GIAI HỮU PHẬT TÁNH( KINH ĐAI BÁT NIẾT BÀN)
Phật tánh vốn dĩ là tròn sáng viên dung không khuyết một, thuần khiết, và ta chỉ có thể chứng ngộ thì, mới được gọi là Phật được, mới hiểu hết được Phật tánh, đây cũng là ý của Trúc Đạo Sanh. Phật tánh ấy được chứng ngộ tức thì, không qua thứ lớp. Muốn chứng ngộ liền chứng ngộ, không muốn thì không chứng. Bởi Phật tánh vốn là thể tánh vạn pháp, bao trùm vạn pháp, nhưng không phải vạn pháp, mà cũng chẳng phải riêng một pháp nào.
Phật tánh, vượt ngoài ngôn ngữ diễn tả, ngôn ngữ diễn tả chỉ giống như ngon tay chỉ mặt trăng, ngon tay là ngón tay không phải mặt trăng, người muốn biết mặt trăng thế nào thi chỉ có nhìn mặt trăng thì mới biết mặt trăng thế nào thôi. Cho nên ngôn ngữ chỉ làm phương tiện quy ước cho một số vấn đề nào đó thôi. Không thể diễn tả hết nội hàm của một sự vật sự việc được.
4. NGỘ LÝ BẤT NHỊ, PHÙ HỢP LÝ BẤT PHÂN
Để nhận thức được thực tại chân thực, chúng ta cần đi qua cửa Bất Nhị: tức tù nhần thức thực tại sai biệt mà khám phá ra thực tại tối hậu là tuyệt đối ngay trong các tồn tại sai biệt. Tức siêu việt những mặt đối lập của thực tại vối chỉ tồn tại thế giới danh ngôn và khái niệm như: Sinh – Diệt, Nhiễm – Tịnh, Sinh Tử   Niết Bàn.
Thực tại tôi hậu là tuyệt đối thể, nguyên lai là chỉnh thể thống nhất của 2 thái cực mâu thuẩn biện chứng.
Nguyên lý bất nhị không thủ tiêu các mặt đối lập và mâu thuẩn của hiện thực để cho nhận thức đối diện một thế giới trống rỗng, hư vô(ta thấy chỗ cầu đạo của Huệ Khả). Nguyên lý bất nhị dung hợp 2 mặt đối lập và mâu thuẫn của hiện thực thành một thể tuyệt đối. Nhưng tuyệt đối thể không được nhận thức trong từng hiện thực sai biệt, vã lại ngoài nhận thức sai biệt cũng không thể nhận thức được tuyệt đối.
Nguyên lý bất nhị đẩy nhận thức diễn qua nhiều đợt khủng hoảng, để rồi cuối cùng đạt chân nhận thức trước, hay trong một thực tại vô ngôn hoàn toàn im lặng, vắng bặc.
Trong triệu luận sớ, ngài Huệ Dạt luận thuật về thuyết đốn ngộ của ngài Trúc Đạo Sanh:
“phu xưng đốn giảminh lý bất khả phânngộ ngữ chiếu cựcDĩ bất nhị chi ngộ, phù  bất phân chi lý, lý trí khuể thíchvị chi đốn ngộ
Ở đây, chân lý Huyền diệu nhất không thể phân cắt. Ngộ là chứng ngộ, chứng đắc chân lý.
Chúng ta thấy, trong truyền thống triết học Trung Quốc, do bị ảnh hưởng của phạm trù và phương thức tư duy, Trúc Đạo Sanh là người đầu tiên dùng Lý để trình bày khái niệm căn bản Đốn Ngộ Thành Phật. Theo ngài, Lý không thể phân, người Trung Quốc khéo ngộ lý có thể Đốn Ngộ. Ngài nhận thấy, chỗ sai của Thuyết tiệm ngộ chính là đem cái chân lý trọn vẹn bất khả phân ấy phân cắt ra, sau đó giải ngộ, chứng từng phần, như thế phá hoại tính hoàn chỉnh của chân lý, khó  quán sát, khó chứng ngộ trọn vẹn chân lý, không thể hợp cùng chân lý.
Ví dụ: cái nhà
Như thế nào được gọi là cái nhà? Dù cho ta nói rằng cột – kèo – vách … công sức con người tập hợp cái này thành cái nhà. Thì nếu ta tập hợp cái đó để đống lại thì cái nhà ở chỗ nào? Cho nên ta không thể phân thế này là cái nhà, thê kia là cái nhà. Vì bởi hạn cuộc của ngôn ngữ. Muốn biết cái nhà thì ta chỉ cần nhận ra được: À đây là cái nhà.
Việc chứng ngộ cũng thế. Siêu thoát ngoài 2 mặt phạm trù đối đãi, mà ta chỉ phương tiện tạm dùng mà thôi.
Chỗ này ta thấy không chỉ vô ngôn mà tâm cũng phải vắng bặc 2 phạm trù đối đãi, trong Kinh Kim Cang có nói: “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Tức là dùng tâm không dính mắc mà Ngộ Nhập Phật đạo.
Hơn nữa, mọi giai đoạn trên đường dẫn đến mục đích, mọi ý tưởng hoặc tiến trình cụ thể nào, dù nó có thể hữu ích như là phương tiện, đều chỉ là đối đãi với nghĩa chân thật rốt ráo, và do vậy, nó có khuynh hướng ngăn ngại mục tiêu tối hậu. Ý nghĩa cuộc đời, hoặc gọi là Lý, còn gọi là thành Phật, không thể nào bị cắt thành từng số mục, nó chỉ có thể được nhận ra một cách trọn vẹn hoặc là không có được cái gì cả.
Giải thích của Ðại sư Trí Khải, Duy Ma Kinh huyền sớ, dẫn chứng phẩm 7 "Quán chúng sinh": "Ðối với hạng người tăng thượng mạn, Phật nói diệt trừ dâm, nộ, si là giải thoát. Với hạng người không tăng thượng mạn, Phật nói thể tính của dâm, nộ, si chính là giải thoát." Và Ðại sư nêu ý kiến: "Thể tính dâm, nộ, si là chân tính bất tư nghị, lấy giải thoát làm thể."
Chúng ta thấy, trong kinh Duy Ma Cật, ngài Duy Ma Cật phê phán tất cả giáo pháp không chỉ của Thanh văn, mà còn luôn cả Ðại thừa; dù rằng các giáo pháp ấy được tin tưởng là do chính đức Thích Tôn đã thuyết giảng. Nhưng rồi, như chúng ta sẽ thấy trong chính văn, sự phê phán của Duy Ma Cật không có tác dụng đả kích và bác bỏ, mà là lật ngược các điểm giáo pháp để có thể nhìn rõ những hàm ẩn dưới nhãn quang khác. Tuy khẳng định, "Tính thể của tham dục, sân hận và si mê chính là giải thoát", nhưng khi hiện bịnh, Duy Ma Cật ứng dụng sự hiện bịnh ấy như là phương tiện thực tiễn để diễn giải cho các cư sĩ tại gia về bản chất của tồn tại: "Này các nhân giả, thân này là vô thường; là pháp yếu ớt, không chắc thật, chóng mục rữa... Thân này vốn như huyễn, từ phiền não sinh. Thân này vốn như mộng, được nhìn thấy do hư vọng... Thân này như rắn độc, như kẻ thù, như một đống rỗng không..." Nếu nhìn trên lý luận hình thức, hai đoạn văn vừa dẫn hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Nhưng nếu bằng lý luận biện chứng siêu nghiệm của Kinh điển Bát Nhã thì cả hai đều là một thực tại tuyệt đối bất nhị.
5. KIẾN GIẢI VỚI VĂN GIẢI
Kiến giải chỉ có thể ngộ độc lập với Phật lý, hiển phát chân lý. “văn giải” chỉ tri thức có được qua văn huệ. Như thế, Trúc Đạo Sanh lấy kiến giải có chỗ được lý Phật thâm sâu cho là Ngộ, tri thức có chỗ được qua học tập và nghe hiểu gọi là Tín. Tín không phải hiểu biết cùng tận đạt đến bản nguyện mà là một cách ngộ, đạt đến Đốn Ngộ. Văn Giải là rớt (tạ) mà không khởi tác dụng, giống như trái cây chín rồi từ trên cây rớt xuống. Ngộ giải không tự nhiên sản sanh, cần phải gia tăng tri thức không ngừng, dựa vào sự tiệm tu không ngừng. Muốn dùng niềm tin và sự tu trì theo Phật giáo để khắc phục chế ước sự mê loạn của tư tưởng, hành vi mỗi cá nhân, bỏ đi phiền não, sau cùng đốn ngộ giải thoát. Qua đây thấy rằng, ngài Trúc Đạo Sanh không đơn giản phủ định tri thức đạt được qua thấy nghe, còn đốn ngộ cũng cần dựa vào tiệm tu. Theo thức lớp tu hành là một phương pháp mà Đức Phật dạy cho chúng sanh dể dàng hiểu rõ và tiếp thu để những người có niềm tin như thế không ngừng tinh tấn và nỗ lực không phải đem cảnh giới phân thành nhiều tầng thứ. Giai đoạn tiệm ngộ và cảnh giới thành Phật không giống nhau hoàn toàn, ngài phân ra: Kiến giải và Văn giải; Ngộ và Tín; Đốn ngộ và Tiệm tu được kiến lập từ nền tảng, lý bất khả phân ở Bát nhã học và trực chỉ tâm tính ở niết bàn học.
6. TẠ LINH VẬN – NĂNG CHÍ VỚI NHẤT CỰC
Thuyết Năng chí với Nhất cực:
Thuyết Đốn Ngộ của Trúc Đạo Sanh được nhà thơ Tạ Linh Vận( 385 – 433) hết lòng ủng hộ. Tạ Linh Vận rất tin giáo lý nhà Phật, khi ở Nam Kinh ông thường giao lưu với Trúc Đạo Sanh, biện luận vấn đề Đốn Ngộ, căn bản không chỉ quan điểm khế hợp về vấn đề đốn tiệm ngộ tồn tại mà còn phát huy ý nghĩa đốn ngộ của Trúc Đạo Sanh.
Thuyết Đốn Ngộ của Tạ Linh Vận chủ yếu xiển dương ý nghĩa lý bất khả phân của Trúc Đạo Sanh, có đặc sắc chiết trung Nho Phật:
《廣弘明集》卷18:「釋氏之論。聖道雖遠積學能至。累盡鑒生[22]方應漸悟。孔氏之論。聖道既妙。雖顏殆庶體無鑒周。理歸一極。
有新論道士以為。寂鑒微妙不容階級。積學無限何為自絕。今去釋氏之漸悟而取其能至。去孔氏之殆庶而取其一極。一極異漸悟能至非殆庶。故理之所去雖合各取。然其離孔釋矣。余謂二談救物之言。道家之唱得意之說」(CBETA, T52, no. 2103, p. 224, c29 p. 225, a8)
Quảng hoằng minh tập quyển 18 thích thị chi luậnThánh đạo tuy viễn tích học năng chíLũy tận giám sanh[22]phương ứng tiệm ngộKhổng thị chi luậnThánh đạo ký diệu. Tuy nhan đãi thứ thể vô giám chuLý quy nhất cựcHữu tân luận Đạo Sĩ dĩ viTịch giám vi diệu bất dung giai cấpTích học vô hạn hà vi tự tuyệt. Kim khứ thích thị chi tiệm ngộ nhi thủ kỳ năng chí. Khứ khổng thị chi đãi thứ nhi thủ kỳ nhất  cực. Nhất cực dị tiệm ngộ năng chí phi đãi thứ. Cố lý chi sở khứ tuy hiệp các thủNhiên kì ly khổng thích hĩDư vị nhị đàm cứu vật chi ngônĐạo Gia chi xướng đắc ý chi thuyết
, chỉ Nhan Hồi, Nhất cực chỉ tôn cực, vũ trụ thật tướng, 新論道士  chỉ Trúc Đạo Sanh.
Theo Nho Giáo, Thánh đạo rất huyền diệu, Nhan Hồi( đệ tử lớn của Khổng Tử) cũng chỉ đạt đến hiền giả của Thánh nhân, muốn toàn diện thể nhận bản thể của hư vô, quán chiếu chu toản( cùng khắp), từ đó đạt được đạo lý cưu cánh của vũ trụ( Nhất cực). Trúc Đạo Sanh xiển phát Quán Chiếu cảnh giới như nhiên thường tỉnh, là cực vi diệu, không có giai đoạn tầng cấp, muốn ngộ thì ngộ, không ngộ thì không ngộ. Nho Phật đều tùy phương tiện cứu vớt vạn vật. Ngài tiếp nhận và điều hòa học thuyết của Nho và Phật, không giống với học thuyết trước của Phật giáo.
Thuyết Thể Vô của nho giáo thực tế là của Vương Bộc thời Ngụy nói về thể vô của Khổng Tử, thuyết Đốn Ngộ Thành Phật là phương pháp thành Phật cực nhanh, ảnh hưởng lớn trong tư tưởng Phật giáo Trung Quốc, đây là lần đầu tiên và người đầu tiên xiển dương học thuyết này.
Tiểu sử của Tạ Linh Vận:
Tạ Linh Vận (385 433, tự là Khương Lạc 康樂). Xuất thân từ huyện Trần, Đông Nam tỉnh Hồ Nam, nhưng thừa hưởng một vùng đất tại Thủy Ninh, vùng Cối Kê (會稽), nên ông thườ  ng nói vùng đất nầy như là quê hương mình. Ông làm quan dưới triều Lưu Dự, người lập nên triều Tống năm 420. Lưu Dự và các quan tùy tùng đều thán phục thiên tài văn chương của ông và phần nhiều thất vọng khi vua dùng ông như một nhà thơ tài ba vì ông có tham vọng cao hơn. Ông gặp ngài Huệ Viễn lần đầu năm 412 (có lẽ còn sớm hơn). Ở kinh đô, ông thường giao du với những người tân Lão giáo thường tụ tập quanh Thái tử Lô Lăng (ct. 54), nơi ông gặp được Nhan Đình Chi (顔延之) (ghi chú 56) và Huệ Lâm, nhà cải cách Phật giáo (ghi chú 53). Trong số những thư tín trong tập Biện Tông Luận (辯宗論)được viết để bảo vệ tư tưởng Đốn ngộ (Instantaneous Illianination) là của Vương Hoằng (王弘,379 432) và Tăng sĩ Pháp Cang ở núi Hu ch’ui. Những người bạn thường gặp gỡ để bàn luận về tư tưởng của Trúc Đạo Sinh đã được mở rộng thêm (Tang p. 628). Về mối quan hệ riêng giữa Tạ Linh Vận và Trúc Đạo Sinh chúng ta không biết được gì nhiều. Năm 422, Tạ Linh Vận phái qua Vĩnh Gia, ở đó ông viết nhiều thư và sau được sưu tập trong Biện Tông Luận. Năm sau, khi Trung Hoa dưới sự cai trị của nhóm Hsü Hsien chih, ông bị thất sủng, từ bỏ chức quan Thái Uý, vì ông bị nghi ngờ có dính líu đến Thái tử Lô Lăng, người bị sát hại bởi quan nhiếp chính vào năm 424. Ông trở về vùng núi nơi ông đã sống thời thơ ấu, nghiên cứu kinh điển và ngao du. Bạn của ông trong thời gian nầy là Tăng sĩ Đàm Long ở Lô Sơn, với sự ảnh hưởng của vị Tăng nầy, ông đã trở thành người Phật tử chân chính, sống cuộc đời đạm bạc tri túc. Đến năm 426, quan nhiếp chính bị Văn Đế giết, một hướng mới mở ra cho ông những hấp dẫn mà ông không thể từ chối. Văn Đế rất quan tâm đến tư tưởng đạo Phật và tân Lão giáo; vua nhiều lần gọi ông về triều và đối xử với ông rất tốt, dù Tạ Linh Vận đã nhiều lần tự nhủ với mình rằng đừng nên hy sinh sự tự do cá nhân của mình cho sự ưa thích của một ông vua. Vua nổi giận và trách mắng để gây sức ép, rồi trả ông về lại Cối Kê năm 428. Năm 430, ông có dính líu đến một vụ lật đổ với một pháp hữu của mình là Mạnh Khải, quan thái thú Cối Kê. Được báo trước, ông liền trở về kinh đô và thể hiện với vua rằng mình vô can trong vụ nầy. Ông ở kinh đô tham gia vào việc sưu tập kinh Niết bàn (bản Nam) năm 430, và cùng với Huệ Duệ soạn ra Thập tứ âm huấn (Outline of the Fourteen Sound), nỗ lực đầu tiên trong lịch sử đã dùng mẫu tự Hán để chú âm. Nhưng ông không thể sinh hoạt tự do khi còn sự giám sát, ông lại bị cáo buộc và lần nầy ông bị đày đến Lâm Châu, vì bị vu cáo hãm hại. Vua Văn Đế không còn tin dùng ông nữa và sẵn sàng tuyên án tử hình ông. Một viên cận thần đã dũng cảm can gián vua và án tử hình được đổi lại thành án lưu đày ở Quảng Châu, nhưng rồi năm sau 443, các kẻ thù của ông lại tìm để giết hại ông, ‘thi thể bị ném ra đường’ như đã ghi chép. Tống sử, 67, Tang, History pp. 436 440, 627 ff., 663 666.

7. NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI VIẾT
Xuất nguồn tư tưởng
* kinh Duy Ma Cật sở thuyết
  Để tóm gọn tư tưởng Phật quốc hay Phật tánh, trong mỗi chúng sanh ở Phẩm Phât Quốc Độ, Hòa thượng Từ Thông có viết trong cuốn: Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh trực chỉ đề cương, tập I, trang 23: Phật quốc là cõi nước Phật. Nói cách khác là cảnh giới của con người tỉnh thức hoàn toàn và giác ngộ chân lý trọn vẹn…. Cõi nước Phật ở tại tâm người. Con người dứt hết các vô minh phiền não, tâm người sáng suốt giác ngộ chân lý trọn vẹn và sống đúng chân lý thì tâm đó là Phật. Người có tâm Phật ở đâu thì cõi nước đó trở thành cõi nước Phật là Phật quốc.
  Lý bất nhị: Chương chin, Chứng Nhập Pháp Môn Bất Nhị, trang 222:
Duy ma hỏi Văn Thù về Bất Nhị:
Văn thù đáp: sanh và diệt là hai. Vạn pháp xưa không sanh, nay không diệt tỏ ngộ được pháp thân vô sanh đó, tôi thể nhập Pháp môn bất nhị
….. ngã và ngã sỡ… thọ và bất thọ …. Cấu và tịnh …. Động tâm và niệm tưởng….
Văn Thù: Xin nhân giả cho biết cao kiến của Ngài về phương pháp thể nhập Pháp Môn Không hai của một Bồ Tát?
Ông Duy Ma lúc bấy giờ điềm nhiên an tọa. Đại chúng cả hội trường nín thở trông chờ … Ông Duy Ma vẫn im lặng và im lặng…
Văn Thù: Siêu tuyệt thay! Siêu tuyệt! Pháp Môn Không Hai siêu tuyệt! vắng bặc cả văn tự ngữ ngôn.
Giải:
Tự tánh con người vốn trong sáng thanh tịnh. Cái tự tánh trong sáng thanh tịnh đó, chính là Phật tánh của mỗi người. Chính bị kẹt 2 phạm trù nên bị khổ đau sanh tử luân hồi.
* kinh Đại Bát Niết Bàn
Nói về Phật tánh: Nói về Bất Nhị và vượt thoát khổ đau; Kinh Đại Bát Niết Bàn, Phẩm 12 – Như Lai Tánh, HT. Từ Thông dịch, trang 209: Ngã đồng nghĩa với Như Lai Tàng. Như Lai Tàng đồng nghĩa với Phật Tánh. Tất cả chúng sanh đều  có Phật tánh ấy. Do vậy, trong 25 cõi đều có Ngã. Ngã hay Phật Tánh là cái vốn có của chúng sanh trong 25 cõi; vậy mà từ lâu chúng sanh bị vô minh phiền não ngăn che lấp kín nên không nhận biết.
Nói về Bất Nhị và vượt thoát khổ đau; Kinh Đại Bát Niết Bàn, Phẩm 12 – Như Lai Tánh, HT. Từ Thông dịch, trang 237: là Đệ tử Phật, người có trí phải học nghĩa Trung Đạo trong Phật pháp, mới vượt ra phạm trù đối đãi: Hữu – Vô, Thường – Đoạn… nguyên nhân của mọi vướng mắc khổ đau.
Kinh Niết bàn quét sạch mọi khái niệm, không có chuyện thần minh (soul) sống mãi trong cõi phúc lạc, dường như kinh nầy đã tìm thấy được ước nguyện từ ban sơ. ‘Đức Phật chỉ có chân ngã, do vậy Phật tánh có một năng lực đặc biệt khiến cho Ngài trở nên là vị pháp vương. Niết bàn là chân thường, điều nầy khiến đức Phật có năng lực hiện thân làm lợi lạc cho mọi căn cơ. Đại thừa không thể bị khước từ, vì đã mang đến thông điệp của chân thường chân ngã.
* kinh Thủ Lăng Nghiêm
Kinh Thủ Lăng Nghiêm trực chỉ đề cương, HT. Từ Thông, Chương thứ 4, trang 172: nói về trạng thái mê và ngộ: Phú Lâu Na! người được đạo Bồ Đề ví như người tỉnh giấc, kể chuyện trong chiêm bao. Tâm ghi nhớ rõ rang nhưng không sao lấy vật trong chiêm bao ra được; huống chỉ cái mê vốn không, không nhân, không gì cả thì tìm sao cho nó có cội nguồn.
Giải: vọng không có nguyên nhân, vì không có nhân nên mới gọi vọng. Vọng ở đây nhằm ám chỉ cho mê, tánh mê, tánh bất giác, tánh phiền não đột xuất ở tâm con người. Người đệ tử Phật có tư duy, sẽ nhận thấy rõ vấn đề mê và giác ở chính bản tâm mình: Mê vọng thuộc khách trần; Giác minh ví như hư không và chủ. Biết mê không trụ chấp thì vọng không phát sanh, thì liền lúc đó tánh giác hiển hiện.
* Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Trước khi nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thì Phật vì các hang Bồ Tát nói kinh Vô Lượng Nghĩa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm. Có nghĩa là muốn hiểu được kinh Pháp Hoa thì trước hết phải chuẫn bị vô lượng nghĩa; điều này đồng nhất với muốn liễu ngộ được Phật tánh thì phải vượt qua được lý Bất Nhị, vượt ngoài ngôn ngữ, mà là thật tướng các pháp. Chỉ có tâm Phật mới hiểu nổi mà thôi.
* Kinh Hoa Nghiêm có bài kệ:
Nhược nhơn dục liễu tri,
Tam thế nhất thiết Phật
Ứng quán pháp giới tánh
Nhứt thiết duy tâm tạo.
Tư tưởng đốn ngộ thành Phật đã có tư tưởng từ thời Phật. Trúc Đạo Sanh là người hệ thống lại và cho ra một từ ngữ mới, ứng hợp với đất nước mình, với tư tưởng của người dân
III. KẾT LUẬN
Đốn ngộ thành Phật, thành tựu Phật tánh một cách nhanh chóng, không qua thứ lớp, mà tức thì viên mãn thể tánh của Phật.
Mọi người đều có thể học, thực hành theo hạnh của Phật, và có khả năng thành phật. bởi vì “ Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”.
 Tất cả chúng sanh hiện diện trên cõi đời này ai cũng đều mong có được niềm hạnh phúc chân thật, đạt được sự an lạc tối thượng. Điều này cũng là điều mà chư Phật hằng mong ước, mong muốn chúng sanh, vượt thoát khổ đau, chứng ngộ giống như mình. Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật Thích Ca đã nói rõ nguyên nhân ngày xuất hiện trên cõi đời này đó là: “Vì muốn cho chúng sanh Khai tri kiến phật, …. Chỉ tri kiến phật, …. Cho chúng sanh Tỏ Ngộ tri kiến Phật , … cho chúng sanh Chứng Vào tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời”.( Kinh Pháp Hoa, HT. Trí Tịnh dịch, NXB Tôn Giáo, PL 2551, tr 66). Hay nói khác hơn là chứng ngộ Phật tánh, vĩnh thoát sanh tử.
Phương pháp thì Đức Phật dạy có 84000, mỗi pháp đều có công năng giúp chúng ta chuyển phàm thành thánh, ngộ tánh thanh tịnh trong mỗi chúng ta. Vì sao gọi ngộ tánh thanh tịnh? Là vì “Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Chính vì Phật tánh hằng hiện hữu nơi mỗi chúng sanh, nhưng vì vô minh – tham chấp mà không nhận chân được Phật là mình, tức nhận chân lại chính mình, nhà Thiền có câu nói “bản lai diện mục”.
Chính vì chúng sanh đều có Phật tánh nên mỗi chúng sanh đều có khả năng để thành Phật là điều tất yếu. Việc thành Phật theo ngài Trúc Đạo Sinh cho rằng con người có thể thành Phật môt cách nhanh chóng, không qua thứ lớp, tức là “ĐỐN NGỘ THÀNH PHẬT”.
Khi Ngài đưa ra quan điểm này thì có nhiều người không đồng tình vì nhiều lý do khác nhau, nhưng cốt lõi là vì thiếu kinh sách nghiên cứu nên mọi người chưa nhận chân ra được.
Sau đây tổ 4 xin bày tỏ thiển ý với đại chúng về thuyết của Ngài Đạo Sinh như sau

2 nhận xét:

  1. Trên đường tìm đạo mục đích để tỉnh thức giác ngộ thì kinh sách, đạo sư… là những thiện tri thức không thể thiếu. Với lòng thành tâm muốn quý bạn cùng tiến trên đường Đạo, tôi xin được trân trọng giới thiệu trang web phapdonngo.com. Các bạn có thể vào Paltalk ( z Phap Don Ngo z ) để tiếp xúc trực tiếp với một người kiến tánh ( sư huynh Quang Liêm )

    Trả lờiXóa
  2. Trên đường tìm đạo mục đích để tỉnh thức giác ngộ thì kinh sách, đạo sư… là những thiện tri thức không thể thiếu. Với lòng thành tâm muốn quý bạn cùng tiến trên đường Đạo, tôi xin được trân trọng giới thiệu trang web phapdonngo.com. Các bạn có thể vào Paltalk ( z Phap Don Ngo z ) để tiếp xúc trực tiếp với một người kiến tánh ( sư huynh Quang Liêm )

    Trả lờiXóa